Page 190 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 190
9.5 KẾT LUẬN
Nghiên cứu này góp phần dự đoán tình trạng lây nhiễm bệnh trên tôm,
giúp người nuôi tôm tìm ra những biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ
các vùng lân cận. Sự kết hợp giữa yếu tố địa lý và máy học đã cung cấp khả
năng dự đoán toàn diện và hiển thị kết quả trực quan trên bản đồ. Việc hiển
thị các khu vực nhiễm bệnh trên bản đồ thực sự có ý nghĩa trong việc đánh
giá tình trạng lây nhiễm ở khu vực phía Đông ĐBSCL. Mức độ lây nhiễm
giúp người nuôi tôm tăng khả năng quản lý bệnh. Cụ thể, các vùng bị nhiễm
bệnh nặng có thể liên quan đến công tác quản lý chưa chặt chẽ, gây lây nhiễm
chéo giữa các ao nuôi hoặc nguồn giống bị nhiễm bệnh từ con giống bố mẹ,
trong khi ở các vùng nuôi ít bị nhiễm bệnh cho thấy dịch bệnh được kiểm soát
tốt hơn. Trên cơ sở đó, người nuôi tôm sẽ dễ dàng tìm nơi thích hợp để tạo ao
mới hoặc chuẩn bị các biện pháp thích hợp để tránh lây nhiễm.
Liên quan đến sự lây lan của dịch bệnh, việc sử dụng GIS trong nghiên
cứu này góp phần làm rõ đường lây truyền mầm bệnh từ các ao nuôi lân cận,
trại sản xuất giống và các yếu tố sông ngòi vùng hạ lưu sông Mekong. Ví dụ,
ao nuôi bệnh mới được phát hiện sẽ được đặt câu hỏi liệu nó có bị ảnh hưởng
bởi các ao nuôi lân cận nhiễm bệnh trước đó hay bị ảnh hưởng bởi nguồn
giống từ trại giống. GIS góp phần tăng cường khả năng dự đoán hơn là chỉ
dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Hơn nữa, mỗi loại bệnh gây thiệt hại cho
các ao nuôi tôm ở các khu vực khác nhau gây ra mức độ lây nhiễm cục bộ
khác nhau. Hình ảnh trực quan của khu vực bị ảnh hưởng được dự đoán (Hình
9.3) chỉ ra rằng bệnh ảnh hưởng đến ao nuôi trong phạm vi lân cận cao hơn
so với những vùng ở xa. Bệnh chậm lớn lây lan cục bộ ở huyện Trần Đề, tỉnh
Sóc Trăng, nguy hiểm hơn so với các khu vực khác của tỉnh này vì mật độ ao
nuôi bị nhiễm bệnh được phát hiện nhiều ở đó; bệnh viêm gan tụy lây nhiễm
mạnh ở huyện Duyên Hải và lan ra các vùng lân cận như huyện Cầu Ngang,
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nơi có mạng lưới kênh rạch chằng chịt từ sông
Cổ Chiên và sông Hậu. Tại Cà Mau, huyện Phú Tân bị ảnh hưởng nặng nề từ
bệnh viêm gan tụy, sau đó lan sang các huyện lân cận gồm Cái Nước, phía
Tây Trần Văn Thời và Năm Căn. Đáng chú ý, các khu vực bị ảnh hưởng ở
tỉnh Cà Mau đều thuộc rừng ngập mặn, nơi có các kênh rạch phức tạp. Bệnh
chậm lớn lây nhiễm chủ yếu ở vùng ven biển Trần Đề, huyện Vĩnh Châu của
Sóc Trăng và Đông Hải của Bạc Liêu. Vì vậy, các khu vực lân cận bị nhiễm
bệnh đã khiến dịch bệnh lan rộng trên địa bàn một cách mạnh mẽ. Sự lây lan
dịch bệnh này được hiểu là do sự lây lan giữa các ao nuôi do mang mầm bệnh,
dính lên quần áo, trang thiết bị nông nghiệp của con người hoặc sự di chuyển
176