Page 204 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 204

Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2017). Hệ số ổn định của các công trình cải
          thiện theo thời gian vận hành do sự nâng lên của cao độ địa hình phía sau kè.
          Độ lún của các loại kè cũng đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, riêng có kè trụ
          rỗng có độ lún lệch giữa các vị trí quan trắc khá cao (chênh lệch 120 mm).
               Những vấn đề tồn tại của hệ thống đê biển ĐBSCL

               Nhìn chung, sau quá trình xây dựng và tu bổ hằng năm, đê biển ĐBSCL
          đã phát huy hiệu quả và đảm bảo chống được các tác động từ phía biển ở mức
          thiết kế mực nước triều cao tần suất 5% kết hợp gió bão cấp 9 ở một số khu
          vực có đai rừng ngập mặn đủ rộng. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại ở một số
          tuyến đê như:
               - Có hai khu vực chưa xây dựng đê biển là tuyến Tân Phú Đông (Tiền
          Giang) dài 24,5 km và tuyến đê Đông Cà Mau dài khoảng 90 km.

               - Một số đoạn đê không có rừng phòng hộ bảo vệ, đê có nguy cơ bị sạt
          lở chân đê, hoặc mái kè bảo vệ mái đê do biển tiến sát đến chân đê như: đoạn
          đê Tân Thành thuộc tuyến đê Gò Công, khu vực gần cống số 5 đê Vĩnh Châu
          tỉnh Sóc Trăng, khu vực gần cửa Gành Hào đê Bạc Liêu, khu vực Hòn Đá
          Bạc đê biển tây Cà Mau,…

               - Nhiều đoạn đê có mặt cắt không còn đảm bảo thông số thiết kế ban
          đầu do tình trạng lún sụt, sạt lở gây ra:

               + Đối với các tuyến đê phía biển Đông các tỉnh ĐBSCL hiện có khoảng
          gần 200 km chiều dài đê chưa đảm bảo cao trình thiết kế, cao độ đê chỉ khoảng
          từ +2,5 đến +3,5 m trong khi cao độ thiết kế từ +3,5 đến +4,5 m, thậm chí lên
          đến +6,0 m ở những đoạn không còn rừng phòng hộ.

               + Đối với các tuyến đê phía biển Tây, hiện có khoảng gần 160 km đê
          không còn đảm bảo kích thước thiết kế ban đầu, như đoạn các đoạn đê ở Cà
          Mau, đê An Biên - An Minh, cao trình đỉnh đê chỉ còn +1,7 đến +2,3 m so
          với thiết kế +2,5 m (hoặc cao hơn); bề rộng mặt đê có đoạn chỉ còn khoảng
          3,0-4,0 m so với thiết kế là 6 m.
               + Nhiều tuyến đê chưa khép kín, thiếu các công trình cầu, cống, các
          công trình phụ trợ nên không phát huy hết hiệu quả, điển hình như: tuyến
          Bình Đại, Thạnh Phú (Bến Tre), tuyến đê An Minh - An Biên (Kiên Giang).

               + Một số cống đã bị xuống cấp, hư hỏng trầm trọng, một số cống ngăn
          mặn không còn phù hợp do quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất.





          190
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209