Page 206 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 206

hàm lượng phù sa trên sông cùng với cấu trúc địa chất bờ sông/kênh là trầm
          tích trẻ, kết cấu rời rạc dễ phá vỡ cấu trúc dẫn đến sạt lở (Liu et al., 2017; Van
          Tho, 2020). Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra các hoạt động khai thác cát, vật
          liệu trên sông (đất sét) đã làm tăng thêm mức độ sạt lở và thay đổi quy luật
          sạt lở tự nhiên (Liu et al., 2017; Marchesiello et al., 2019; Van Tho, 2020).
          Tuy nhiên, dẫn lực theo phương thẳng đứng từ các công trình xây dựng hai
          bên  bờ  sông/kênh  cũng  là  một  trong  các  yếu  tố  gây  sạt  lở  bờ  sông/kênh
          (Coumou, 2017; Van Tho, 2020). Coumou (2017) sử dụng ảnh viễn thám
          (InSAR) quan trắc sụt lún, giai đoạn 1988-2009, chỉ ra rằng sự thay đổi sử
          dụng đất như là mở rộng các khu dân cư chuyển đổi phương thức canh tác từ
          lúa đã chuyển dần sang trồng cây ăn trái, và sự suy giảm diện tích rừng cũng
          là yếu tố gây sạt lở bờ sông/kênh. Do vậy, cần thiết xác định nguyên nhân và
          cơ chế sạt lở nhằm xây dựng kế hoạch ứng phó hay thích ứng cho sự sinh tồn
          và phát triển của ĐBSCL trong tương lai.
               Mặc dù hệ thống thủy lợi được xây dựng nhiều ở ĐBSCL nhưng gần
          như chưa hoàn chỉnh, chưa có các hệ thống liên vùng nên việc điều tiết nước
          và trữ nước chưa được hiệu quả. Nguồn nước phần lớn từ sông Tiền và sông
          Hậu theo dòng chính chảy thẳng ra Biển Đông mà ít có thể cấp nước vào đồng
          ruộng do địa hình bằng phẳng và do hệ thống đê ngăn lũ. Các dự án thủy lợi
          đã và sẽ thực hiện, ngoài xây dựng các hệ thống kênh tưới - tiêu  còn có giải
          pháp trữ nước (trên sông chính hay các hồ chứa vừa và nhỏ) nhằm ứng phó
          với BĐKH và suy giảm dòng chảy từ thượng nguồn đang được quan tâm (Bộ
          TN&MT, 2016). Những tác động của hệ thống hồ chứa, phát triển kinh tế -
          xã  hội,  những  dự  án  chuyển  nước  dự  kiến  ở  các  nước  thượng  lưu  sông
          Mekong sẽ có những tác động to lớn đến chế độ dòng chảy hằng năm đến
          ĐBSCL. Trong đó có nguy cơ lũ nhỏ ngày càng nhỏ hơn, mặn xâm nhập ngày
          càng sâu khiến hoạt động của các ngành dùng nước bị ảnh hưởng nghiêm
          trọng hơn. Vì vậy, trữ nước trên sông hay trong những hồ chứa vừa và nhỏ là
          cần thiết, đặc biệt cho những năm hạn, nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt,
          công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho nông nghiệp.

               Theo đánh giá trong báo cáo tổng hợp của các đơn vị liên quan đến vấn
          đề trữ nước ĐBSCL, Bộ TN&MT đã chỉ ra vấn đề trữ nước ĐBSCL đã được
          thực hiện từ lâu nhưng chủ yếu nhằm mục đích thủy lợi phục vụ nông nghiệp
          (Bộ TN&MT, 2019b). Tuy nhiên, những dự án này thường chỉ phục vụ mục
          tiêu cụ thể của từng ngành, từng khu vực riêng lẻ nhưng chưa có tính tổng
          thể, liên ngành với tầm nhìn dài hạn. Các dự án, nghiên cứu này cũng chưa
          chú ý nhiều đến vấn đề địa chất, địa hình của ĐBSCL cũng như chưa cho


          192
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211