Page 228 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 228
trình, mục tiêu, nội dung trọng tâm và dự kiến của sản phẩm của từng chương
trình được phê duyệt tại Quyết định số 2686/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 10
năm 2015 về việc phê duyệt Danh mục các chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số
3465/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 11 năm 2016 về việc phê duyệt bổ sung
chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-
2020 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2024). Tiếp tục phát huy thành quả đạt
được, Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm
2023 đã được phê duyệt nhằm thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11
tháng 5 năm 2022 của thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (Thủ tướng Chính
phủ, 2022). Trong số mười tám chương trình trọng điểm cấp nhà nước đã
được phê duyệt (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2024), chương trình “Nghiên
cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hoá”, mã số
KC.03/21-30 và chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công
nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản và cơ giới hoá trong nông nghiệp”,
mã số KC.07/21-30 là hai chương trình có nhiệm vụ gắn liền với việc phát
triển và ứng dụng công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp. Cụ thể, chương
trình KC.07/21-30 đặt ra nội dung về “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và
thiết bị đặc thù trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến một
số cây trồng đặc sản gắn với vùng sản xuất tập trung có tiềm năng và lợi thế
phát triển của các vùng, miền” và “Xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến ứng
dụng đồng bộ gói kỹ thuật cơ giới hóa từ khâu canh tác, nuôi trồng, chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm một số cây trồng, vật
nuôi chủ lực ở quy mô công nghiệp”. Chương trình KC.03/21-30 lại chú trọng
nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị và hệ thống tự động hóa chủ
yếu trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao. Như vậy, nguồn ngân sách từ hai chương trình này là điều kiện
thuận lợi cơ bản cho việc phát triển các giải pháp tự động hóa nhằm đánh giá
chất lượng nông sản nói chung và một số loại trái cây chủ lực nói riêng.
11.2.2 Một số khó khăn
Đánh giá chất lượng nông sản, đặc biệt là trái cây có thể chia ra làm hai
trường hợp: trước và sau thu hoạch. Đánh giá chất lượng trước thu hoạch giúp
xác định được thời điểm tối ưu để thu hoạch, nhờ đó đảm bảo chất lượng được
đồng đều, thời gian bảo quản được lâu và giảm bớt một số công đoạn đánh
giá sau thu hoạch. Đối với trái cây, đánh giá trước thu hoạch có thể thực hiện
đối với từng trái trên cây như xoài, dưa lưới, kiwi thông qua thiết bị cầm tay
214