Page 22 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 22
4500 3264 3464 3660 3829 3897 3937
Sản lượng khai thác (x1.000 tấn) 3000 2472 3177 1298 1338 1397 1471 1530 1513 1516 Cả nước
4000
3500
2500
2000
ĐBSCL
1500
1000
500 1022
0
2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sơ bộ 2021
Hình 1.6. Sản lượng khai thác thủy sản cả nước và ĐBSCL
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)
Chế biến và xuất khẩu: theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP, 2021), cả nước hiện có 208 doanh nghiệp chế biến thủy
sản, trong đó ĐBSCL có 112 doanh nghiệp, chiếm 53,8% cả nước, nhiều nhất
là ở thành phố Cần Thơ (17 nhà máy) và tỉnh Cà Mau (14 nhà máy). Các nhà
chế biến biến thủy sản ở vùng nước ngọt tập trung vào chế biến sản phẩm cá
tra động lạnh còn các nhà máy ở các tỉnh ven biển tập trung vào sản phẩm tôm
động lạnh và sản phẩm biển. Nhiều sản phẩm khác có triển vọng tăng thị phần
như tôm thẻ chân trắng và tôm biển đông lạnh và chế biến, các loại cá hộp và
chế biến, cá khô, tôm khô, cá tra chế biến, cua ghẹ chế biến, nước mắm,…
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng nhẹ trong 10 năm gần
đây, mặc dù có những năm giảm nhẹ vào một số năm. Sự tăng trưởng xuất
khẩu lệ thuộc vào thị trường, giá cả và sản lượng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt
là 2 đối tượng xuất khẩu chính là cá tra và tôm nước lợ (Hình 1.7). Việt Nam
đang xuất khẩu thủy sản đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 10 thị
trường đứng đầu gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN,
Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, những năm gần đây, xuất khẩu sang thị trường EU chững lại, thị
trường ASEAN và Hàn Quốc ổn định, thị trường Mỹ và Nhật Bản cũng duy
trì tăng trưởng khá ổn định, riêng thị trường Trung Quốc tăng trưởng nhiều
nhất (VASEP, 2020). Việt Nam hiện có 10 công ty xuất khẩu thủy sản hàng
đầu, chiếm 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 1,9 tỷ USD). Nhìn
chung, các công ty dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản cả nước đều ở ĐBSCL.
11