Page 24 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 24

Lĩnh vực cây trồng và khoa học đất

               Một, Trường ĐHCT đã tiên phong trong công công tác quản lý dịch hại
          cây trồng trong những năm đầu sau giai phóng (giai đoạn 1977-1978) bằng
          việc “đóng cửa Trường một tháng” để hơn 2.000 sinh viên tỏa ra các các cánh
          đồng của đồng bằng để giúp dân chống rầy trên lúa và nhân giống lúa kháng
          rầy. Bên cạnh, Trường ĐHCT cũng đã tiên phong trong lai tạo nhiều giống
          lúa mới mang “thương hiệu Trường ĐHCT” có ký hiệu MTL (Miền Tây Lúa)
          được trồng rộng rãi ở nhiều nơi và góp phần làm nên cuộc “chuyển biến thần
          kỳ” của Việt Nam từ chỗ thiếu ăn trở thành cường quốc xuất khẩu gạo ngay
          từ đầu thập niên 90 thế kỷ    cho đến tận ngày nay.

               Hai, Trường ĐHCT cũng đã đi đầu trong công tác cải tạo và sử dụng
          hiệu  quả  đất  phèn,  tạo  sự  hồi  sinh  của  vùng  “đất  hoang  hóa”  của  vùng
          ĐBSCL. Trường ĐHCT đã triển khai nhiều chương trình, đề tài, dự án nhằm
          tìm hiểu và đề ra những giải pháp cải tạo và sử dụng đất phèn hợp lý. Đặc
          biệt, Chương trình VH10 (Chương trình hợp tác nghiên cứu đất phèn giữa
          Việt Nam là Trường ĐHCT và Hà Lan là Đại học Nông nghiệp Wageningen)
          đã giúp thành công trong cải tạo đất phèn ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và
          Tiền Giang. Chính thành tựu này đã đưa tên tuổi của ngành nông nghiệp của
          Trường ĐHCT “nổi tiếng” ngang tầm thế giới trong lĩnh vực khoa học đất.

               Ba, Trường ĐHCT cũng đã tiên phong trong vấn đề phát triển kinh tế
          vườn tạo khâu đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng ĐBSCL góp
          phần nâng cao thu nhập của người nông dân. Với nhiều dự án hợp tác quốc tế
          và đề tài trong nước và quốc tế như đề tài về hợp tác giữa Trường ĐHCT và
          các Trường Đại học phía Bắc Vương quốc Bỉ (VLIR-IUC CTU) về “cây ăn
          trái” đã phát triển các hệ thống canh tác cây ăn trái cùng với nhiều kỹ thuật
          canh tác mới như quy trình canh tác, xử lý ra hoa nghịch vụ và rải vụ quanh
          năm trên nhiều loại cây (xoài, sầu riêng, nhãn, bưởi,…), tuyển chọn, nhân
          giống cây có múi không hột (quýt đường, cam xoàn, chanh, hạnh),.. đã đóng
          góp cho sự phát triển cây ăn trái và kinh tế vườn của vùng.

               Lĩnh vực chăn nuôi và thú y

               Một, những năm đầu thập niên 90, các mô hình chăn nuôi cải thiện kinh
          tế của người nghèo đã được thực hiện, trong đó sớm nhất phải kể đến chương
          trình Heifer Việt Nam. Đây là tổ chức phi chính phủ hợp tác với Trường
          ĐHCTđể tăng cường cải tiến công tác chăn nuôi ở địa phương. Từ năm 1992-
          2003, Heifer đã triển khai các dự án nuôi heo, gia cầm, dê và bò ở 24 tỉnh,
          thành trong cả nước, trong đó nổi bật là vai trò điều phối và tham gia tích cực
          của cán bộ Trường ĐHCT.



                                                                                 13
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29