Page 26 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 26
thu trứng bào xác ở vùng ruộng muối ven biển huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc
Trăng) và thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), giúp phát triển nghề mới cho vùng
này bên cạnh nghề làm muối. Chất lượng trứng Artemia cao của Việt Nam
trở thành sản phẩm thương hiệu của Việt Nam;
Hai, Trường ĐHCT đã cùng với Công ty cổ phần AGIFISH (tỉnh An
Giang), các tổ chức CIRAD và ORTOM (Pháp) là đơn vị đầu tiên phát triển
và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá basa và cá tra. Từ năm 2000,
kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được quảng bá rộng rãi; tiếp theo là rất nhiều
nghiên cứu sâu góp phần cải tiến kỹ thuật sản xuất giống, dịch bệnh, nuôi
thương phẩm, an toàn thực phẩm. Những đóng góp này có ý nghĩa quan trọng
và quyết định đến sự phát triển của ngành hàng cá tra hiện nay. Hiện tại,
Trường ĐHCT cũng đã nghiên cứu lai tạo thành công giống cá tra chịu mặn
phục vụ cho phát triển bền vững ngành hàng cá tra trong điều kiện biến đổi
khí hậu ở ĐBSCL.
Ba, Trường ĐHCT từ những năm cuối thập kỷ 80 (thế kỷ ) đã bắt
đầu chuyển giống tôm sú từ miền Trung về nuôi thử nghiệm; và thử nghiệm
cho tôm thẻ bản địa đẻ thành công ở huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), tiếp
theo là nhiều đề tài, dự án trong nước và quốc tế để phát triển sản xuất giống
và nuôi tôm biển góp phần thúc đẩy phát triển các trại sản xuất giống tôm
biển ở ĐBSCL từ những năm 1990. Hiện tại, Trường ĐHCT cũng đã phát
triển mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh sử dụng công nghệ cao
và quản bá rộng đến người nuôi tôm.
Bốn, Trường ĐHCT đã phát triển kỹ thuật sản xuất giống tôm càng
xanh theo quy trình nước xanh cải tiến đã được thực hiện từ những năm 2000
là bước đột phá trong kỹ thuật sản xuất tôm càng xanh vốn rất khó khăn trước
đó; kỹ thuật đã được quảng bá rộng và góp phần sản xuất đại trà con giống
cho nhu cầu nuôi. Cùng với đó là phát triển các quy trình nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa cũng được phát triển góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất trên
đất trồng lúa cho vùng ĐBSCL;
Năm, Trường ĐHCT đã phát triển nhiều kỹ thuật khác như sản xuất
giống và nuôi cua biển, lươn đồng, cá lóc, cá rô đồng,… và nhiều loài khác
cũng được phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL hiện nay.
Lĩnh vực chế biến và công nghệ thực phẩm
uất phát điểm không phải là lĩnh vực thế mạnh của Trường ĐHCT,
ngành chế biến và công nghệ thực phẩm đã thực hiện giải pháp “vượt sông”
đến học tập tại Trường Đại học Bách hoa Thành phố Hồ Chí Minh và “trở
15