Page 25 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 25

Hai, Trường ĐHCT đã góp phần xây dựng và phát triển các kỹ thuật
          phối giống tiên tiến, chuyển từ phối trực tiếp sang gieo tinh nhân tạo trên heo,
          bò và gà. Từ nền tảng này đã giúp cải tiến năng suất và chất lượng của đàn
          giống địa phương, hình thành nhóm gia súc, gia cầm có hướng sản xuất mới
          như: bò cày kéo được thay dần bằng bò thịt, bò sữa; heo lai nhiều máu ngoại
          có sức tăng trưởng, sinh sản tốt, chất lượng thịt cao; gà, vịt chuyên thịt và
          chuyên trứng. Trong thời gian gần đây, với điều kiện phòng thí nghiệm hiện
          đại, công tác giống cũng được đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống hơn với
          các công trình về chỉ thị phân tử nhằm cải thiện năng suất sinh sản của gà nòi,
          gà Tàu vàng và cút Nhật Bản.

               Ba, Trường ĐHCT nghiên cứu và thành công trong lĩnh vực thức ăn,
          dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi, nổi bật là bổ sung các nguyên liệu cung cấp
          dưỡng  chất  thiết  yếu  trong  khẩu  phần  vật  nuôi  như  acid  amin,  acid  béo,
          vitamin, khoáng,… nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi ở
          các giai đoạn phát triển, các giai đoạn sản xuất, làm tăng năng suất vật nuôi.
          Bên cạnh, các công trình nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, khả năng chịu
          ngập, hạn và mặn của tập đoàn cây thức ăn gia súc. Đặc biệt, cây Trichanthera
          gigantea từ một vài hom giống ban đầu được đưa từ nước ngoài về, đến nay
          đã được trồng rộng rãi tại các nông hộ vùng ĐBSCL. Nhiều thành tựu khoa
          học công nghệ liên quan đến kỹ thuật nuôi và vỗ béo bò thịt và kỹ thuật chăn
          nuôi gà thả vườn cũng đã được chuyển giao.

               Bốn, trong lĩnh vực thú y có nhiều công trình về sự lưu hành và các
          biện pháp phòng trị của các bệnh giun sán ký sinh trên vịt, bệnh sán lá gan
          trên bò, ký sinh trùng đường máu trên gà và bệnh cầu trùng trên gà. Song
          song đó là những thành tựu trong nghiên cứu về bệnh viêm não Nhật Bản,
          Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo, qua đó đã xây dựng được quy
          trình phòng, trị để người chăn nuôi có thể áp dụng. Bên cạnh đó, tính kháng
          khuẩn của cây dược liệu phục vụ cho điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm cũng
          được tập trung nghiên cứu, trong đó nổi bật là việc sử dụng bột và cao lá Xuân
          Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) để phòng trị bệnh tiêu chảy heo con
          được triển khai và ứng dụng. Một số kỹ thuật khác liên quan đến probiotic và
          thực khuẩn thể cũng được nghiên cứu. Ngoài ra, còn có những quy trình chẩn
          đoán, phòng, trị bệnh do Salmonella gây ra trên thủy cầm, cúm gia cầm, bệnh
          dại và bệnh tiểu đường trên chó cũng đã được ứng dụng trong thực tiễn.

               Lĩnh vực thủy sản
               Một, Trường ĐHCT tạo dấu ấn đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản là di
          nhập giống Artemia về nghiên cứu tại huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) từ
          năm 1986 và vài năm sau đó đã xây dựng thành công quy trình nuôi Artemia


          14
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30