Page 20 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 20

Với 8 tỉnh ven biển và 5 tỉnh/thành nội đồng (nước ngọt) có điều kiện
          tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, nhất là giai
          đoạn từ năm 1980 đến nay. Hai nhóm loài nuôi có tính bước ngoặc trong phát
          triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân
          trắng) và cá da trơn (cá tra và basa). Diện tích nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL
          năm 1995 là 289.400 ha tăng nhanh sau đó và đạt 811.600 ha vào năm 2021.
          Tỷ  trọng  diện  tích  nuôi  trồng  thủy  sản  của  ĐBSCL  giai  đoạn  2015-2021
          chiếm khoảng 71% tổng diện tích của cả nước và cao hơn rất nhiều vùng miền
          khác (Hình 1.5) bao gồm diện tích nuôi tôm nước lợ là 742.500 ha năm 2020
          (Tổng cục Thủy sản, 2021) và nuôi cá tra là 6.6000 ha nuôi vào năm 2020
          (VASEP, 2021). Nhìn ở gốc độ tiềm năng, diện tích nuôi trồng thủy sản ở
          ĐBSCL có thể mở rộng hơn trong tương lai vì ngành thủy sản được xếp thứ
          nhất trong thứ tự phát triển cây, con (thủy sản – CAT – lúa) trong bối cảnh
          phát  triển  bền  vững  ĐBSCL  thích  ứng  với  biến  đổi  khí  hậu  (Nghị  quyết
          120/NQ-CP của Chính phủ, 2017).

               Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói
          riêng không tăng nhanh trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng giai đoạn
          2015-2021 của ĐBSCL là 2,6-8,2%/năm; ĐBSCL luôn chiếm từ 69-73% sản
          lượng cả nước cao hơn nhiều so với các vùng miền khác của. Sản lượng nuôi
          trồng thủy sản của vùng đóng góp chính là tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ
          chân trắng) và cá tra. Sản lượng cá tra trong 5 năm gần đây tăng khoảng
          500.000 tấn (từ 1,18 triệu tấn năm 2016 đến cao nhất 1,64 triệu tấn năm 2019),
          và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng cao do sự cải tiến về kỹ thuật, mô hình
          siêu thâm canh đã phát triển và nhiều trang trại quy mô lớn được thành lập
          (hơn 520.000 tấn năm 2021) (Hình 1.4).

               Bên cạnh đó, sản lượng nuôi của một số đối tượng khác như cá rô phi,
          tôm càng xanh, lươn, cá lóc, cá thát lát cờm,.… cũng tăng mặc dù chưa lớn
          trong tổng sản lượng của vùng. Như vậy, trong thời gian tới, sản lượng nuôi
          trồng thủy sản của ĐBSCL còn tiếp tục lệ thuộc vào sản lượng của cá tra và
          tôm nước lợ. Mở rộng đối tượng nuôi, khai thác thế mạnh của các loại hình
          thủy vực và phát triển thị trường cho các đối tượng nuôi mới là xu hướng cho
          sự gia tăng về sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng.

               Khai thác thủy sản: với 7 tỉnh tiếp giáp biển và hơn 750 km bờ biển, hơn
                     2
          360.000 km  vùng biển, đặc quyền kinh tế và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ nên khai
          thác thủy sản của ĐBSCL không phải là thế mạnh của toàn vùng. Số tàu khai


                                                                                  9
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25