Page 19 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 19

1.1.3  Thủy sản

               Trong những năm gần đây Việt Nam đã trở thành quốc gia có nghề thủy
          sản phát triển trên thế giới, sản lượng thủy sản đang xếp thứ 4 trên thế giới
          (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) (FAO, 2020). Trong thời kỳ đầu của
          sự phát triển, sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nuôi
          trồng thủy sản, đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 55% tổng
          sản lượng, vì vậy nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành hàng chính của Việt
          Nam (Hình1.4) (Tổng cục Thống kê, 2020). ĐBSCL với 786 km bờ biển là
          vùng sản xuất thủy sản lớn nhất của Việt Nam, tính đến năm 2020, toàn vùng
          có hơn 805.800 ha nuôi trồng thủy sản và kế hoạch phát triển đến năm 2030
          là 990.000 ha (Quyết định 3550/BNN&TCTS).
               Nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL có thể chọn cột
          mốc từ nghề vớt giống và nuôi cá tra trên sông Cửu Long bắt đầu ở vùng
          thượng nguồn sông Cửu Long (thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp) từ năm
          1940 (Phương và ctv., 2016). Sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản ở
          ĐBSCL sau năm 1975 nhưng thực sự phát triển nhanh và theo hướng kinh tế
          (xuất khẩu) từ sau năm 1980.






























            Hình 1.4. Sản lượng thủy sản của Việt Nam và ĐBSCL giai đoạn 1995-2021
                               (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)






          8
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24