Page 14 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 14
Chương 1
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
2
1
2
Phạm Minh Đức , Lê Văn Vàng , Nguyễn Trọng Ngữ ,
3
4
Nguyễn Văn Mười , Nguyễn Chí Ngôn và Nguyễn Thanh Phương 1*
1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
3 Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ
4 Trường Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ntphuong@ctu.edu.vn)
Đ
ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 3,97
triệu ha (chiếm 12,2% diện tích cả nước) và dân số 18 triệu
người (chiếm gần 19% cả nước). ĐBSCL có 2,7 triệu ha đất
sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là lúa, cây ăn trái, cây màu) và
thủy sản và chiếm 65% diện tích toàn vùng. Nông nghiệp của ĐBSCL với thế
mạnh là thủy sản (tôm nước lợ và cá tra) và cây trồng (lúa, cây ăn trái,…)
đang chiếm tỷ trọng lớn; so với cả nước, tôm nước lợ chiếm 83,5%; cá tra
gần 100%; lúa chiếm 55,5%; và trái cây chiếm gần 55%. Trong giai đoạn
2004-2020, nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,5% GDP nông
nghiệp cả nước và 30% GDP chung của vùng; tăng trưởng GDP bình quân
của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn này đạt 4,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng
của cả nước (3,76%). Năm 2021, giá trị gia tăng tổng sản phẩm ngành nông
nghiệp của vùng chiếm 31,3% cả nước.
Trong tương lai, nông nghiệp ĐBSCL không chỉ tiếp tục khẳng định vai
trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng
động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới, đặc
biệt là vai trò của nuôi trồng thủy sản, cây lúa và cây ăn trái mà Nghị quyết
120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ đã xác định.
3