Page 17 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 17

Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ
          về kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 cũng xác định
          CAT sẽ được tập trung phát triển lên khoảng 1,2 triệu ha đạt sản lượng 14
          triệu tấn/năm, trong đó ĐBSCL sẽ chiếm khoảng 50% và là một trong những
          vùng sản xuất trọng điểm và sẽ phát triển các vùng cây ăn quả tập trung, quy
          mô lớn, chất lượng cao.

               1.1.2  Ngành chăn nuôi

               Ngành chăn nuôi Việt Nam đang trong quá trình phát triển theo xu
          hướng chuyên môn hóa, góp phần lớn vào tổng sản phẩm nông nghiệp và là
          một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. ĐBSCL cũng đang
          phát triển mạnh ngành chăn nuôi theo hướng từ nhỏ lẻ sang nuôi quy mô thâm
          canh ứng dụng công nghệ cao. Những đối tương chính của ngành chăn nuôi
          ĐBSCL là gia cầm (gà, vịt,..), heo, bò, trâu,… cho mục đích làm thực phẩm
          nhưng chưa có những trang trại nuôi cho mục đích lấy sữa (bò sữa).

               Số lượng trâu của ĐBSCL giảm nhanh trong giai đoạn từ 1995 đến 2020
          và hiện chỉ chiếm dưới 1% tổng sản lượng trâu của cả nước. Ngược lại, sản
          lượng bò có xu hướng tăng từ 1995 đến nay, theo đó số lượng bò hiện chiếm
          gần 10% cả nước. Số lượng heo của vùng giai đoạn 2000-2020 chiếm từ 12,3
          đến 14,7% cả nước, nhưng giảm còn hơn 8,50-8,80% trong 3 năm gần đây
          (Bảng 1.1). Gia cầm (gà, vịt,...) cũng là những loài nuôi đang phát triển ở
          ĐBSCL, số lượng gia cầm của vùng hiện chiếm khoảng 17% tổng lượng gia
          cầm của cả nước (Hình 1.3).

               Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2020 về Phê duyệt
          chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và Quyết
          định 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 về phê duyệt kế hoạch cơ cấu
          lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã xác định phải chuyển đổi cơ
          cấu đàn vật nuôi, hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm
          và gia súc ăn cỏ. Vùng ĐBSCL tập trung phát triển đàn vật nuôi lợi thế là
          thủy cầm nhất là vịt biển, bò thịt và các vật nuôi có giá trị kinh tế cao như
          ong, chim yến.













          6
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22