Page 16 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 16
7.5
6.75
6.5 6.57 6.3 6.2
(triệu tấn) 5.5 5.21 5.77 6.1 6.15
4.5 3.39 4.89
3.5
Sản lượng gạo 2.5 1.37 2.02
1.5
0.5 1.48
1989 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Hình 1.2. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2021
(Nguồn: thegioihoinhap.vn)
Cây ăn trái (CAT): ĐBSCL là vựa trái cây của cả nước và đặc biệt theo
Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ đã chọn CAT là nhóm
ngành hàng quan trọng thứ 2 sau thủy sản để thích ứng với biến đổi khí hậu
của vùng. Theo Cục Trồng trọt (2021), diện tích CAT của ĐBSCL năm 2020
là 377.689 ha (chiếm khoảng 33,3 % cả nước, tăng hơn 90.00 ha so với năm
2010) với sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn trái mỗi năm. Sản xuất CAT ở ĐBSCL
tương đối đa dạng với 22 chủng loại khác nhau có giá tri sử dụng nội địa theo
mùa và hiện xuất khẩu đến hơn 50 nước, với kim ngạch xuất khẩu ước tính
1-1,1 tỷ USD/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một số CAT chủ lực
của Việt Nam là 1.795 triệu USD năm 2021 (thegioihoinhap.vn). Những CAT
có kim ngạch xuất khẩu cao là thanh long khoảng 978 triệu USD (chiếm gần
50% tổng kim ngạch xuất khẩu), tiếp theo là chuối, xoài, mít, sầu riêng, dưa,
bưởi, dứa, nhãn,.. Hiện tại, thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa,
bưởi, nhãn, chuối, cam,… là những CAT chủ lực và đang tăng nhanh về diện
tích sản xuất và sản lượng. ĐBSCL đã và đang hình thành những vùng chuyên
canh, tập trung, sản xuất hàng hóa như vùng trồng chuối (tỉnh Long An), xoài
(các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang), sầu riêng (các tỉnh Tiền Giang,
Vĩnh Long), bưởi (các tỉnh (Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng), thanh long
(các tỉnh Long An, Tiền Giang),…
5