Page 158 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 158

vững, giảm sử dụng vật tư nông nghiệp và chi phí sản xuất. Phát triển cụm
          công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

               Lúa  gạo:  Đến  năm  2030,  diện  tích  đất  lúa  còn  1,6  triệu  ha  (giảm
          300.000 ha, chuyển sang đất vườn cây ăn trái và thủy sản nước lợ/mặn), diện
          tích gieo trồng còn 3,1 triệu ha (giảm 1,0 triệu ha) và sản lượng còn 17,3 triệu
          tấn (giảm 6,3 triệu tấn). Tăng sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng cao,
          có khả năng chống chịu hạn và mặn, canh tác giống đáp ứng nhu cầu thị
          trường, ứng dụng cơ giới hóa và khoa học - kỹ thuật để giảm sử dụng vật tư
          nông nghiệp và chi phí sản xuất. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
          nghiệp, tập trung vào khâu chế biến sâu chính phẩm và phụ phẩm; phát triển
          cụm công nghiệp chế biến và dịch vụ hỗ trợ trực tiếp gắn vùng nguyên liệu,
          hạ tầng sau thu hoạch (kho chứa, sơ chế, bảo quản, dịch vụ hỗ trợ cho vùng
          sản xuất). Xây dựng đề án sản xuất bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa
          chất lượng cao vùng nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm
          an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu.

               7.4.2.3  Ngành hàng tiềm năng

               Ngành hàng tiềm năng bao gồm chăn nuôi, lâm sản, dịch vụ du lịch sinh
          thái và sản phẩm chủ lực địa phương. Phát triển chăn nuôi phù hợp điều kiện
          sinh thái và biến đổi khí hậu ở từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Chăn
          nuôi theo chuỗi khép kín, đảm bảo muôi trường, an toàn thực phẩm và xa khu
          dân cư. Kết hợp rừng với chăn nuôi, thủy sản đề hình thành hệ thống canh tác
          vừa tạo ra thực phẩm vừa dịch vụ du lịch được quản lý bởi cộng đồng. Sản
          phẩm tiềm năng là ngành hàng chủ lực, đặc trưng địa phương kết hợp chương
          trình OCOP để tăng dần hàm lượng chế biến và phát triển thị trường (như sen,
          khóm, cá thát lát, khoai mỡ).

               7.4.3  Cơ hội và thách thức của thị trường nông sản ngành hàng
          chủ lực

               7.4.3.1  Cơ hội

               Xu thế phát triển thương mại – dịch vụ, bán lẻ hàng tiêu dùng nói chung
          và nông sản nói riêng trong nước và vùng ĐBSCL do thu nhập và nhu cầu
          tiêu dùng của cư dân được cải thiện. Cơ hội này khuyến khích sản xuất và chế
          biến nông sản của vùng đang dạng, chất lượng cao và an toàn hơn;

               Thị trường Trung Quốc, ASEAN và EU là đối tác quan trọng về nhập
          khẩu nông sản của vùng. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển sang kinh
          tế tiêu dùng, giúp phát triển trị trường hàng hóa của vùng ĐBSCL;


                                                                                147
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163