Page 157 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 157

7) Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý đất đai theo hướng linh
          linh hoạt, tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất lúa.

               7.4.2  Định hướng phát triển ngành hàng chủ lực và tiềm năng
                                                                               9
               Như trình bày ở mục 7.3.2 (Hình 7.4), Quyết định số 324/QĐ-TTg  chỉ
          ra những ngành hàng chủ lực theo tiểu vùng sinh thái nông nghiệp và đinh
          hướng phát triển ngành hàng chủ lực sau đây.

               7.4.2.1  Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp
               Tiểu vùng lũ: Vùng trọng điểm sản xuất lúa và cá tra, thích ứng với lũ
          cực đoan; có vai trò điều tiết và hấp thu nước lũ.

               Tiểu vùng giữa, cửa sông: Vùng chuyên canh cây ăn trái trọng điểm của
          vùng và cả nước; bên cạnh đó một số diện tích sản xuất lúa gạo tập trung,
          rau/màu và thủy sản nước ngọt, và thủy sản nước lợ.
               Tiểu vùng ven biển: Phát huy lợi thế tài nguyên nước lợ, mặn để phát
          triển nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa đặc sản trong hệ thống luân canh lúa
          (mùa mưa) – thủy sản (mùa khô), phát triển hệ thống canh tác rừng – thủy sản
          theo hướng sinh thái kết hợp dich vụ du lịch.

               7.4.2.2  Ngành hàng chủ lực
               Thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, phù
          hợp với sinh thái, thích nghi với biến đổi khí hậu và thị trường xuất khẩu.
          Hai đối tượng chính là tôm nước lợ và cá tra. Diện tích canh tác thủy sản đạt
          1,3 triệu ha, tăng thêm 300.000 ha từ đất lúa kém hiệu quả, luân canh tôm
          với lúa hoặc nuôi kết hợp tronh rừng ngập mặn theo hướng sinh thái. Phát
          triển ngành công nghiệp thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn thị trường quốc tế và
          thúc đẩy liên kết khâu nuôi với dịch vụ, chế biến và thương mại. Cải tiến
          nguồn giống, sơ chế, tồn trữ và bảo quản. Khuyến khích chế biến sâu và đa
          dạng hóa sản phẩm chế biến.

               Trái cây: Diện tích cây ăn trái dự kiến 650.000 ha đến năm 2030, tăng
          thêm 150.000 ha từ chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, hoặc đất cù lao.
          Sử dụng giống chất lượng cao, thích nghi với biến đổi khí hậu, và cải tiến tổ
          chức liên kết nông dân với doanh nghiệp. Tổ chức canh tác hướng tới bến



          9  Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 về Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển
           bền vững nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
           năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

          146
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162