Page 152 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 152

Phân tích mối liên quan giữa giá trị GRDP và mức độ đóng góp vào
          GRDP của các khu vực kinh tế cho thấy những tỉnh có giá trị GRDP thấp khi
          khu vực nông nghiệp đóng góp vào GRDP lớn (Hình 7.13). Những tỉnh/thành
          có giá trị GRDP > 50.000 tỷ như Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng
          Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang có khu vực nông nghiệp chiếm dưới 38% trong
          GRDP (Hình 7.13, điểm màu đỏ). Ngược lại, có mối quan hệ thuận giữa giá
          trị GRDP và mức độ đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng. Tỉnh
          Long An là minh chứng điển hình, khi mà đóng góp của khu vực nông nghiệp
          dưới 20% và công nghiệp – xây dựng đến 50%, đạt GRDP đạt 80.000 tỷ đồng
          trong năm 2020. Sóc Trăng và Bạc Liêu năm 2016 có đóng góp từ khu vực
          nông nghiệp cao nhưng công nghiệp – xây dựng thấp. Mối quan hệ giữa giá
          trị GRDP và đóng góp của khu vực thương mại – dịch vụ không rõ ràng. Cần
          Thơ có đóng góp từ khu vực thương mại – dịch vụ cao nhưng các khu vực
          kinh tế khác còn lại thấp. Kiên Giang có GRDP cao nhờ đóng góp tất các các
          khu vực kinh tế và đây là trường hợp đặc biệt, trong đó quan trọng là có vị trí
          địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Kết quả này cho thấy vai trò
          then chốt của phát triển khu vực công nghiệp – xây dựng nói chung, trong đó
          công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp nói riêng đến cải tiện GRDP
          của địa phương. Đây cũng là nền tảng phát triển các cụm ngành công nghiệp
          và dịch vụ phụ trợ, thúc đẩy phát triển khu vực nông nghiệp và thương mại -
          dịch vụ. Tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập của cư dân thấp hạn chế tốc độ
          phát triển thương mại – dịch vụ ở vùng ĐBSCL.

               Chuyển dịch nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sông nông dân có
          liên quan mật thiết với nhau. Huang and Shi (2021) phân tích tình huống ở
          Trung Quốc giai đoạn 1978–2017, đã nhận ra thu nhập của cư dân từ nông
          nghiệp,  phi  nông  nghiệp  tại chỗ  và  bên  ngoài  địa  phương,  liên  quan  đến
          chuyển dịch nông nghiệp và tương tác giữa nông thôn – thành thị, giữa nông
          thôn – khu công nghiệp và dịch vụ. Hiệu quả này góp phần thay đổi cấu trúc
          và kinh tế nông thôn nhanh và tích cực hơn. Chính sách của nhà nước, thể chế
          chính thức và không chính thức và hợp tác công – tư có vai trò quan trọng.
          trong tương tác này.
               7.3.5  Bài học về lý luận và thực tiễn

               Dựa vào khái niệm về nông nghiệp và phân tích bối cảnh và hiện trạng
          các phần trước, có thể rút ra các bài học về lý luận và thực tiễn cho chuyển
          dịch nông nghiệp trong tương lai của vùng như sau:





                                                                                141
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157