Page 156 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 156

sinh thái môi trường làm nền tảng để phát triển vốn xã hội và kinh tế, và góp
          phần phát triển giá trị an toàn và bền vững;

               2) Xoay chuyển ngành hàng chủ lực sang thủy sản – trái cây – lúa gạo,
          dựa trên lợi thế so sánh về sinh thái, phù hợp và thích nghi với môi trường
                                    8
          sinh thái “bình thường mới” ;
               3) Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp theo hướng tăng chất
          lượng và giá trị, gắn kết vùng nguyên liệu nông sản với trung tâm đầu mối về
          công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp tiểu vùng, gắn kết vùng sản xuất nông
          nghiệp với đô thị, cụm ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp;
               4) Phát triển kinh doanh nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói
          chung trên phạm vi không gian tiểu vùng sinh thái của ngành hàng nông sản,
          không có biên giới về hành chính;

               5) Điều phối liên vùng địa lý, liên ngành quản lý (ngành ngang) và liên
          cấp (ngành dọc).
               Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
          Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm
          nhìn đến năm 2045. Bảy nội dung chính, bao gồm:

               1) Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật
          thiết, gắn bó, không thể tách rời;
               2) Nông nghiệp là lợi thế, trụ đỡ của nền kinh tế quốc gia; phát triển
          nông nghiệp hướng tới giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với công
          nghiệp chế biến và thị trường nông sản;

               3) Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và tuần hoàn; phát huy lợi thế
          vùng, miền, địa phương, và thích nghi với với biến đổi khí hậu;
               4) Tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác,
          HTX, doanh nghiệp nông nghiệp; thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị
          nông sản;

               5) Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh
          hoạt, hiệu quả; bảo vệ quỹ đất chuyên lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu
          tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;
               6) Phát triển cây ăn trái và chăn nuôi, giảm tăng trưởng thủy sản;


          8  Đó là nước biển dâng, hạn, nhiệt độ tăng, thay đổi phân bố mưa về không gian và thời gian,
           giảm dòng chảy và phù sa sông Mekong và xâm nhập mặn.

                                                                                145
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161