Page 155 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 155

e) Chú trọng kết cấu hạ tầng thủy lợi đơn mục tiêu để kiểm soát và khai
                  thác tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất nông nghiệp thay vì hạ tầng
                  đa mục tiêu để quản lý thủy lợi theo hướng thích nghi linh hoạt và
                  kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế khác để hỗ trợ chuỗi giá trị ngành
                  hàng vận hành thuận lợi;

               f)  Với quan điểm mới, kinh tế nông nghiệp được xem là đối tượng,
                  nông thôn là địa bàn, nông dân cùng với tổ chức của nông dân và
                  doanh nghiệp là chủ thể. Mối quan hệ giữa ba khía cạnh đó thay đổi
                  rất đa dạng theo bối cảnh thực tế về địa lý, môi trường sinh thái, kỹ
                  thuật, kinh tế, văn hóa, thể chế và thị trường. Do đó, chính sách vĩ
                  mô linh động tập trung vào phát triển môi trường kinh doanh thuận
                  lợi của địa bàn, tăng cường năng lực và hợp tác các bên của chủ thể
                  để tạo điều kiện kinh tế nông nghiệp phát triển (đối tượng) trong bối
                  cảnh thực tiễn luôn thay đổi.
               g) Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh doanh nông
                  nghiệp, chính sách cần quan tâm đến nhóm giải pháp tích hợp thúc
                  đẩy yếu tố góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, bao gồm:
                  (1) thị trường hóa và đáp ứng tiêu chuẩn thị trường, (2) nguồn lực
                  đầu vào, (3) công nghiệp và dịch vụ hậu cần, và (4) năng lực kinh
                  doanh, yếu tố kỹ thuật – kinh tế, văn hóa – xã hội và thể chế.

               7.4  HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI: BỐI CẢNH CỦA PHÁT TRIỂN
          NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN

               7.4.1  Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn

               Chính sách về phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
          đã được trình bày ở phần 7.1. Phần này trình bày khái quát chiến lược phát
          triển vùng, nông nghiệp – nông thôn của Đảng và Chính phủ.

               Quy hoạch tích hợp phát triển bền vững vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 –
          2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt và cụ thế hóa bằng
          Nghị quyết 78/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 về Ban hành Chương trình
          hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13-NQ3/TW ngày 02 tháng
          4 năm 2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và
          đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
          2045. Năm điểm cốt lõi của Quy hoạch là:

               1) Ba giá trị cốt lõi của vùng trong tương lai là: thịnh vượng, an toàn và
          bền vững. Khái niệm thịnh vượng không có nghĩa chỉ có lĩnh vực kinh tế mà
          chất lượng cuộc sống, tổng hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường; lấy yếu tố


          144
   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160