Page 153 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 153

- Phát triển và chuyển dịch sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua
          chưa quan tâm đầy đủ đến tính đa mục tiêu và đa giá trị (hữu hình và vô hình)
          của nông nghiệp. Do đó, nếu hiểu các khía cạnh đó đầy đủ thì có thể có cách
          tiếp cận và phương pháp triển khai hiệu quả hơn. Các giải pháp của chiến
          lược và chính sách từ năm 2020 trở đi có quan tâm đến vấn đề này;
               - Trong thời gian dài (1975 – 2015), các chính sách duy trì đất lúa và
          phát triển sản xuất lúa cho mục tiêu an ninh lương thực chưa quan tâm đầy
          đủ hết các khía cạnh và phạm vi của khái niệm an ninh lương thực nên có
          những thỏa hiệp về kinh tế - xã hội - môi trường. Giữ đất lúa cho mục tiêu an
          ninh lương thực ít chú ý đến sinh kế nông dân và tính bền vững và thích nghi
          dài hạn của ngành hàng lúa gạo trong bối cảnh nhiều bất định. An ninh lương
          thực được định nghĩa ở năm khía cạnh và phạm vi khác nhau (Peng & Berry,
          2019) gồm:

               a) Tính sẵn có – phạm vi quốc gia và quan tâm bên cầu;

               b) Tính dễ tiếp cận – phạm vi hộ gia đình và cộng đồng và quan tâm
                  bên cầu;
               c) Tính sử dụng, thỏa mãn nhu cầu – phạm vi cá nhân và quan tâm
                  bên cầu;

               d) Tính ổn định – phạm vi địa phương, vùng và quốc gia và quan tâm
                  tính dễ bị tổn thương với yếu tố bất định của bên cung (nông dân và
                  doanh nghiệp); và
               e) Tính thích nghi và bền vững – phạm vi hộ, cộng đồng, vùng và quốc
                  gia, và quan tâm năng lực thích nghi của cung và cầu.

               - Chuyển dịch sản xuất xảy ra chủ yếu thay đổi hệ thống canh tác ở khâu
          sản xuất, chuyển từ kiểu sử dụng đất này sang kiểu sử dụng đất khác ở phạm
          vi hộ cá thể và cộng đồng, và chưa thay đổi nhiều về tổ chức và thay đổi cấu
          trúc của chuỗi giá trị nông sản gắn với vùng nguyên liệu lớn, cụm công nghiệp
          chế biến và hỗ trợ. Do đó, chuyển dịch chưa đủ cải thiện thu nhập và đời sống
          nông dân và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn;

               - Chuyển dịch sản xuất tự phát phạm vi cá thể nông dân chỉ mang tính
          đối phó ngắn hạn và có thể gây ra xung đột sử dụng tài nguyên nước trong
          cộng đồng nếu nhiều kiểu sử dụng khác nhau. Ví dụ: trong cộng đồng, nông
          dân chuyển đổi vườn dừa sang vườn cây ăn trái giá trị cao. Khi nước mặn
          xâm nhập vào mùa khô, nông dân bơm nước ngầm để tưới. Trong khi đó,
          nông dân khác chuyển vườn/ruộng thành ao nuôi tôm nước lợ, lấy nước lợ

          142
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158