Page 148 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 148
Cần Tiền Long Trà Vĩnh Hậu Bến Đồng Bạc Kiên An Sóc Cà
Thơ Giang An Vinh Long Giang Tre Tháp Liêu GiangGiangTrăng Mau
0
Tỉ suất di cư thuần (%/năm) -3
-6
-9
-12
Hình 7.10. Trung bình tỷ suất di cư thuần của các tỉnh giai đoạn 2010 – 2018
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2020)
b) Kinh tế địa phương: Các tỉnh có tổng giá trị sản xuất địa phương
(GRDP) cao (từ 50.000 tỷ đồng trở lên) thường có giá trị sản xuất cụm ngành
công nghiệp – xây dựng hoặc thương mại - dịch vụ cao. Các tỉnh đó có lợi thế
gần Thành phố Hồ Chí Minh (Long An và Tiền Giang), ven biên giới với
Campuchia (Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang), phát triển kinh tế biển đảo
(Kiên Giang) và trung tâm khoa học – công nghệ và thương mại – dịch vụ
vùng (Cần Thơ) (Hình 7.11). Các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và
Kiên Giang, ngoài phát triển công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch
vụ, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tương đối cao so với các tỉnh khác
trong vùng. Ngược lại, các tỉnh có giá trị GRDP thấp thường có giá trị cụm
ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ thấp (Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). Sóc Trăng
và Bạc Liêu năm 2020 có giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tương đối cao
nhưng giá trị sản xuất từ khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại –
dịch vụ thấp. Điều này có thấy trong thời gian qua, phát triển khu vực công
nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ là yếu tố quyết định đến cải tiến
tổng giá trị GRDP, chứ không phải khu vực nông nghiệp, nếu như kinh tế
nông nghiệp vẫn dựa vào sản xuất sản phẩm thô và không chuyển dịch sang
công nghiệp và kinh doanh sản phẩm tinh.
137