Page 144 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 144
Chuyển đổi hệ thống canh tác lúa sang các hệ thống khác như luân canh
lúa với rau màu (2 lúa – 1 rau/màu hoặc 1 lúa – rau/màu) hoặc với nuôi tôm
cá/càng xanh trong mùa lũ có thể tăng lợi nhuận sản xuất đáng kể, tăng 1,5
đến 2 lần so với độc canh lúa (Hình 7.8). Tuy nhiên, sự thành công thường
xảy ra ở phạm vi hộ và mở rộng diện tích canh tác ở phạm vi lớn hướng tới
phát triển chuỗi giá trị hàng hóa vẫn chưa khả thi. Hạn chế lớn nhất vẫn là hệ
thống hạ tầng quản lý nước, dịch vụ hỗ trợ, kỹ thuật, lao động, cơ giới hóa,
quản lý sản xuất và thị trường sản phẩm. Sự chuyển đổi cần xảy ra ở phạm vi
hệ thống nông nghiệp ở quy mô cộng đồng chứ không phải hệ thống canh tác
ở phạm vi hộ nông dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với canh tác lúa, tăng thu nhập cho
nông dân cần nhóm giải pháp tổng hợp chứ không chỉ giải pháp kỹ thuật. Áp
dụng giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giúp tăng lợi nhuận trung bình khoảng
10%; nếu áp dụng giải pháp kỹ thuật canh tác lúa đồng thời với chuyển đổi
hệ thống canh tác giúp tăng lợi nhuận khoảng 30%; nếu áp dụng giải pháp kỹ
thuật kết hợp canh tác lúa chất lượng cao và liên kết cải tiến chuỗi giá trị có
thể tăng lợi nhuận đến 45% (Tin et al., 2020).
50 45
43 2 lúa 3 lúa 36
40
Triệu đồng/năm 30 34 28 35
20
10
0
Lợi nhuận/ha Thu nhập/người Thu nhập/lao động
Hình 7.7. Trung bình lợi nhuận và thu nhập của sản xuất lúa
ở An Giang và Đồng Tháp năm 2015
(Nguồn: Tin et al., 2020)
133