Page 142 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 142

tham gia chuỗi giá trị nông sản bao gồm nông dân nhỏ, trang trại, HTX,
          thương lái và doanh nghiệp. Về đối tượng, sự phát triển bắt đầu từ nông dân
          cá thể với thương lai và doanh nghiệp, dần dần phát triển liên kết nông dân –
          tổ hợp tác/HTX – thương lái – doanh nghiệp. Về hình thức, bắt đầu từ liên
          kết tự phát đến liên kết chuỗi nửa kín (doanh nghiệp chỉ hợp đồng thu mua
          sản phẩm hoặc cung cấp vật tư và dịch vụ đầu vào), và liên kết chuỗi kín cho
          sản phẩm chất lượng cao (doanh nghiệp, nông dân hoặc HTX) tham gia cả
          chuỗi giá trị từ dịch vụ đầu vào đến chế biến và phân phối (Lộc & Trí, 2015;
          Hiếu, 2020; Son, 2020; Dũng, 2021). Mặc dù tổ chức liên kết theo chuỗi giá
          trị, sản xuất an toàn ngày càng được cải thiện nhưng tỷ lệ diện tích vùng
          nguyên liệu tham gia liên kết vẫn còn thấp. Trong các ngành hàng chủ lực
          vùng ĐBSCL, lúa gạo có mối liên kết phổ biến nhất nhưng tỷ lệ diện tích
          vùng nguyên liệu có liên kết tối đa chỉ khoảng 20%, đối với các tỉnh sản xuất
          lúa trọng điểm như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Sóc Trăng) (thông
          tin chưa công bố từ Chi Cục Phát triển Nông thôn tỉnh, 2022). Trong đó, liên
          kết chuỗi kín tối đa chỉ khoảng 5% diện tích. Tỷ lệ sản phẩm được thu mua
          thông qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp chỉ chiếm ½ tỷ lệ hợp đồng ký
          kết, do tình trạng đơn phương phá vỡ hợp đồng khi giá lúa gạo thị trường thay
          đổi (Alfons et al., 2021). Định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
          thôn, đến năm 2030, tỷ lệ nông sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác, liên
          kết đạt ít nhất là 30% (Quyết định số 324/QĐ-TTg).

               Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, HTX và nông dân đều kỳ
          vọng hướng tới liên kết chuỗi kín để phát triển kinh doanh bền vững và có lợi
          cho tất cả tác nhân tham gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cản trở sự liên
          kết chặc chẽ trong chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở vùng ĐBSCL. Khâu yếu
          nhất là năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của nông dân và HTX. Họ không
          đủ năng lực để đối tác với doanh nghiệp để chia sẻ rủi ro, lợi nhuận, trách
          nhiệm, minh bạch và niềm tin để xây dựng nền tảng hợp tác bền vững. Ngoại
          trừ doanh nghiệp lớn có năng lực dẫn dắt, đa số doanh nghiệp tham gia kinh
          doanh có quy mô nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ cũng hạn chế về năng lực hoặc vì
          mục tiêu lợi nhuận và an toàn kinh doanh nên đẩy khó khăn và và rủi ro cho
          nông dân và HTX. Do đó, cả hai phía không hiểu nhau để hợp tác lâu dài.
               Kết quả khảo sát thực tế đối với liên kết chuỗi giá trị lúa gạo ở các tỉnh
          trọng điểm vùng ĐBSCL cho thấy khi liên kết, lợi nhuận sản xuất của nông
          dân không tăng đáng kể vì chênh lệch giá bán thấp trong khi áp dụng quy
          trình chất lượng chuẩn nên năng suất thường thấp hơn và chi phí cao hơn
          (thông tin chưa công bố của tác giả). Khó khăn này không thuyết phục nông


                                                                                131
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147