Page 145 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 145
100 100
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) 80 34 43 62
60
40
20
0
2 lúa 3 lúa Lúa - rau/màu Lúa -cá/tôm
càng xanh
Hình 7.8. Trung bình lợi nhuận và thu nhập của của các hệ thống canh tác
ở An Giang và Đồng Tháp năm 2015
(Nguồn: Tin et al., 2020)
Tiểu vùng giữa và ven biển: Chuyển dịch kiểu sử dụng đất xảy ra nhiều
nhất ở tiểu vùng giữa, cửa sông và ven biển khi hạn, mặn cực đoan xảy ra
thường xuyên như thời gian qua. Ở đây, lợi nhuận của canh tác lúa tương đối
thấp so với vườn cây ăn trái, nuôi bò hoặc nuôi tôm dưới dạng quảng canh cải
tiến và bán thâm canh. Sự chuyển đổi đất canh tác lúa hoặc vườn dừa truyền
thống sang vườn cây ăn trái giá trị cao, nuôi bò hoặc nuôi tôm có thể tăng lợi
nhuận từ 3 đến 15 lần. Tuy nhiên, hộ cần phải đầu tư vốn, kỹ thuật canh tác
và chấp nhận rủi ro cao. Canh tác lúa và dừa mặc dù lợi nhuận thấp nhưng rủi
ro tài chính cũng thấp hơn (Hình 7.9).
Canh tác lúa, vườn và chăn nuôi bò cho thu nhập bình quân trên nhân
khẩu thấp do diện tích canh tác nhỏ (Hình 7.9). Mặc dù vườn cây ăn trái đặc
sản (sầu riêng, chôm chôm, bưởi) có lợi nhuận cao nhưng bình quân thu
nhập/người khoảng 46 triệu đồng/năm do diện tích canh tác nhỏ (trung bình
0,6 ha/hộ). Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 20 – 60% tổng thu nhập hộ, trừ
hộ nuôi tôm (95%). Kết quả này cho thấy nếu chỉ chuyển dịch hệ thống canh
tác đơn thuần thì khó giúp nông dân khá lên nếu chỉ phụ thuộc vào nông
nghiệp. Đa canh hóa nhiều đối tượng khác nhau hợp lý có thể giúp tăng thu
nhập hơn nhưng có thể khó giúp nông dân giàu hơn như mục tiêu của Chính
phủ. Điều này cho thấy tầm quan trọng phát triển kinh tế phi nông nghiệp
nông thôn thông qua phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp,
tạo cơ hội việc để chuyển dịch lao động nông nghiệp tại chỗ. Đây cũng là lý
134