Page 143 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 143

dân liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Hai tuyên bố dưới đây được
          ghi nhận ở một hội thảo về chuỗi giá trị lúa gạo ở một tỉnh sản xuất lúa trọng
          điểm của ĐBSCL. Tuyên bố cho thấy các bên chưa hiểu nhau, chưa sẵn sàng
          chia sẻ khó khăn để hợp tác cùng có lợi lâu dài.
               Ý kiến của nông dân và HTX: “Doanh nghiệp nên ký hợp đồng liên kết
          dài hạn (3 năm) với nông dân và HTX, và ứng trước 10 triệu/ha, không lãi
          suất và trả vào năm cuối hợp đồng, mua sản phẩm theo giá thị trường”.

               Ý  kiến  doanh  nghiệp:  “Hợp  đồng  tiêu  thụ  sản  phẩm  nhưng  nông
          dân/HTX bẻ kèo, sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; nông dân/HTX
          cần chở lúa tới kho chứa của doanh nghiệp, nếu đạt tiêu chuẩn thì mua theo
          giá hợp đồng” (Nguồn: Thông tin ghi nhận của tác giả, 2022).
               Nghị định 98/2018/NĐ-CP phân chia liên kết theo chuỗi giá trị thành
          bảy dạng để ưu tiên đầu tư, hỗ trợ và phân chia theo công đoạn sản xuất kinh
          doanh từ khâu cung ứng dịch vụ đầu vào → tổ chức sản xuất → thu hoạch →
          sơ chế hoặc chế biến → tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thực tế, hình thức tố
          chức liên kết chuỗi là rất đa dạng và thay đổi theo bối cảnh. Đánh giá chính
          xác mô hình liên kết với bảy dạng trên là không khả thi. Vai trò của thể chế
          chính thức và cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy các bên liên kết liên kết bền vững cho
          mục tiêu phát triển chuỗi giá trị nông sản vẫn còn mờ nhạt.

               7.3.4  Sinh kế cư dân và kinh tế địa phương

               a) Sinh kế
               Tiểu vùng lũ: Đối với tiểu vùng lũ, thâm canh lúa 3 vụ và ngành kinh
          tế lúa gạo như hiện tại thì khó giúp nông dân giàu hơn và kinh tế nông nghiệp
          đạt được mục tiêu kỳ vọng nêu trong Nghị quyết 78/NQ-CP. Kết quả nghiên
          cứu tại An Giang và Đồng Tháp năm 2015 cho thấy với diện tích canh tác lúa
          trung bình khoảng 4,0 ha/hộ và thu nhập từ nông nghiệp chiếm trung bình
          khoảng 75%, thu nhập/người và thu nhập/lao động nông nghiệp khoảng 28
          và 35 triệu đồng/năm tương ứng đối với canh tác lúa 2 vụ; 34 và 45 triệu
          đồng/năm đối với canh tác lúa 3 vụ (Hình 7.7). Thu nhập này khá thấp mặc
          dù trung bình diện tích trồng lúa của các điểm khảo sát tương đối cao so với
          trung bình chung ở ĐBSCL (khoảng 1,1 ha/hộ). Đây là nguyên nhân tại sao
          có sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp - nông
          thôn và di cư lao động ở các tỉnh mà cơ hội việc làm phi nông nghiệp tại chỗ
          hạn chế.




          132
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148