Page 137 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 137

cho thấy xu hướng chuyển dịch theo hướng phát triển các hình thức nuôi nước
          lợ/mặn và mức độ thâm canh cao hơn (Hình 7.5).

               7.3.3  Tổ chức sản xuất và kinh doanh
               7.3.3.1  Tiến trình thay đổi tổ chức sản xuất

               Từ năm 2000, cùng với tiến trình thay đổi chính sách về nông nghiệp,
          hình thức tổ chức sản xuất của nông dân, kinh tế hợp tác có những thay đổi
          lớn. Phát triển nông nghiệp hàng hóa cần vùng nguyên liệu lớn, áp dụng đồng
          bộ quy trình kỹ thuật để tạo ra số lượng lớn sản phẩm đồng nhất đạt tiêu chuẩn
          thị trường. Phát triển tổ hợp tác sản xuất và “cánh đồng mẫu lớn” là hình thức
          sơ khai để liên kết nông dân với nhau đáp ứng yêu cầu sản xuất. Phát triển
          hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là hình thức tổ chức hợp tác kinh doanh, vừa
          có vai trò kinh tế vừa có vai trò xã hội, giúp nông dân liên kết sản xuất và liên
          kết với doanh nghiệp để phát triển kinh doanh. HTX là mô hình triển vọng,
          vừa tạo vùng nguyên liệu lớn, hỗ trợ dịch vụ sản xuất và vừa đại diện nông
          dân liên kết kinh doanh với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản.
               Kinh tế hợp tác phát triển nhanh trong khoảng 2010 trở lại đây. Năm
          2011, cả vùng ĐBSCL có khoảng 1.232 HTX và đến 2021 tăng lên 2.343
          HTX (tăng gần 2 lần) (Ban Chỉ đạo Đổi mới, Phát triển kinh tế tập thể, HTX,
          2021). Sự phát triển về số lượng nhưng không tương ứng với quy mô và chất
          lượng. Song song đó, số lượng HTX hoạt động kinh doanh không hiệu quả
          giải thể cũng nhiều. Quy mô HTX hiện nay nhỏ, càng phát triển số lượng thì
          quy mô càng nhỏ. Trong các ngành hàng chủ lực, ngành hàng lúa gạo có số
          lượng và diện tích canh tác tham gia HTX nhiều nhất. Đa số HTX có diện tích
          dưới 500 ha. Đối với các tỉnh sản xuất lúa trọng điểm như An Giang, Đồng
          Tháp, Kiên Giang và Sóc Trăng, tỷ lệ diện tích tham gia HTX dưới 20%.























          126
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142