Page 136 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 136

Giữa hai thời điểm 2010 và 2017, sự thay đổi chủ yếu là chuyển dịch
          qua lại giữa lúa 2 vụ và 3 vụ ở tiểu vùng lũ và giao thoa giữa tiểu vùng giữa
          và ven biển, do phát triển hạ tầng thủy lợi, công trình kiểm soát lũ và nơi canh
          tác lúa 3 vụ không hiệu quả. Sự thay đổi đáng kể khác là chuyển đổi đất lúa
          sang vườn cây ăn trái ở tiểu vùng giữa. Bên cạnh đó, hệ thống canh tác lúa –
          tôm và nuôi thủy sản chuyên canh cũng có sự chuyển dịch qua lại ở tiểu vùng
          ven biển (Hình 7.2b). Kết quả đó cho thấy thực tế chuyển dịch sử dụng đất
          nông nghiệp trước đó đã diễn ra đúng với định hướng chiến lược của Chính
          phủ trong chuyển dịch sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL từ năm 2017.

               Phân tích chi tiết hơn về mức độ thay đổi diện tích canh tác của các kiểu
          sử dụng đất ở mỗi thời điểm tương ứng với tiểu vùng thủy văn (Hình 7.3).
          Ở tiểu vùng lũ, trong giai đoạn 2000 – 2010 và 2010 – 2017, sự thay đổi chủ
          yếu thâm canh lúa, chuyển canh tác lúa mùa 1 vụ sang canh tác 2 vụ và từ 2
          vụ chuyển sang 3 vụ do phát triển hệ thống thủy lợi và công trình kiểm soát
          lũ. Diện tích vườn cây ăn trái tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2017 nhưng
          không đáng kể.

               Ở tiểu vùng giữa, xu hướng xảy ra tương tự như tiểu vùng lũ, phát triển
          thâm canh lúa 3 vụ, nhưng diện tích vườn tăng đáng kể. Bên cạnh đó, canh
          tác rau màu (bao gồm chuyên canh và luân canh với lúa), nuôi thủy sản luân
          canh với lúa và chuyên canh, và khóm cũng tăng nhẹ. Diện tích mía giảm do
          giá mía đường giảm.

               Sự thay đổi đáng kể nhất ở tiểu vùng ven là chuyển dịch canh tác lúa
          sang thủy sản. Diện tích canh tác lúa mùa được thay thế bằng lúa cao sản
          trung mùa (ngắn ngày hơn) trong cơ cấu lúa – tôm luân canh giảm rủi ro hạn
          mặn. Nuôi tôm trong cơ cấu luân canh lúa – tôm hoặc tôm mở rộng đáng kể.
          Diện tích rau màu và cây ăn trái có phát triển nhưng nhỏ.
               Trong giai đoạn 2010 – 2019, cây ăn trái và thủy sản, đặc biệt tôm, có
          tốc độ tăng trưởng cao, trong khi đó lúa dường như không thay đổi và có
          khuynh hướng giảm ở tiểu vùng giữa và ven biển (Hình 7.4). Diện tích vườn
          cây ăn trái tăng ở tiểu vùng lũ và ven biển. Diện tích nuôi cá ở tiểu vùng lũ
          và ven biển thu hẹp, có lẽ do giảm diện tích nuôi cá tra và chuyển sang nuôi
          tôm nước lợ và mặn ở tiểu vùng ven biển. Ở hai tiểu vùng này, diện tích nuôi
          có khuynh hướng giảm nhưng sản lượng thì tăng, phản ánh mức độ nuôi thâm
          canh tăng lên. Tăng trưởng nhanh về diện tích và sản lượng nuôi tôm ở cả ba
          tiểu vùng, đặc biệt tăng nhanh ở tiểu vùng lũ và ven biển. Phân tích sự thay
          đổi các hình thức nuôi ở hai tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2019



                                                                                125
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141