Page 134 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 134

ĐBSCL chậm lại và tụt hậu so với các vùng. Khi đó, năm 2022 Chính phủ
          triển khai hàng hoạt chiến lược và quyết định nhằm chuyển đổi toàn diện nông
          nghiệp và nông thôn của vùng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

               Điểm cốt lõi của chính sách trong giai đoạn này là phát huy lợi thế sinh
          thái và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản. Liên kết giữa các địa
          phương để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực chung, phát triển kết cấu
          hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã
          hội – môi trường nông thôn, xoay trục chiến lược sang ngành thủy sản – trái
          cây – lúa gạo, dựa trên lợi thế sinh thái của tiểu vùng và nhu cầu thị trường.
          Định hướng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 là phát triển kinh
          doanh nông nghiệp thông qua xây dựng đô thị nông nghiệp – công nghiệp,
          với vùng sản xuất chuyên canh nối kết với trung tâm đầu mối và cụm ngành
          công nghiệp chế biến, dịch vụ và kinh doanh nông sản cấp tiểu vùng. Phát
          triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, hướng hữu cơ kết hợp du lịch nông nghiệp
          – nông thôn, và xây dựng nông thôn mới.

               7.3.2  Sử dụng đất nông nghiệp theo tiểu vùng sinh thái nông nghiệp

               Tiểu vùng thủy văn trong báo cáo Kế hoạch Đồng bằng (MDP, 2013)
                                       7
          và Quyết định số 324/QĐ-TTg  được xem là tiểu vùng sinh thái nông nghiệp
          trong báo cáo này. Theo đó, ba tiểu vùng bao gồm: (1) thượng và bị ảnh hưởng
          lũ sông Mekong; (2) giữa và cửa sông, phù sa và đa số nước ngọt; và (3) ven
          biển, hầu hết bị nhiễm nước lợ/mặn trong mùa khô (Hình 7.2).

               Dựa vào bản đồ sử dụng đất nông nghiệp ở các thời điểm 2000, 2010
          và 2017 có thể thấy sự dịch chuyển của các hệ thống canh tác chính ở ba tiểu
          vùng sinh thái nông nghiệp (Hình 7.2). Giữa hai thời điểm 2000 và 2010, sự
          thay đổi chính xảy ra là dịch chuyển lúa mùa 1 vụ sang lúa cao sản 2 vụ
          (ở tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng đệm U Minh
          Thượng), chuyển lúa cao sản 2 vụ sang 3 vụ (tiểu vùng lũ và tiểu vùng giữa),
          chuyển đất lúa sang vườn cây ăn trái (ở Tiền Giang), chuyển lúa mùa 1 vụ
          sang luân canh lúa – tôm và lúa 2 vụ sang nuôi tôm chuyên canh (tiển vùng
          ven biển) (Hình 7.2a).






          7  Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 về Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển
           bền vững nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
           năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

                                                                                123
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139