Page 161 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 161

- Chính phủ, Tổ chức quốc tế lớn (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát
          triển Châu Á, UNDP, IFAD,…) và Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của
          Chính phủ các nước (Austrade, GIZ, JICA, KOICA, USAID,…) quan tâm
          đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật vùng để phát triển kinh tế - xã hội - môi
          trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
               7.4.5.2  Thách thức

               - Kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của vùng phụ thuộc
          lớn vào hạ tầng logistics của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ,
          đang quá tải và tăng chi phí dịch vụ, từ đó giảm tính cạnh tranh của hàng hóa
          của vùng;
               - Đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cấp vùng chủ yếu từ đối tác công-tư
          và nguồn vốn vay Chính phủ, trong khi ngân sách đầu tư của Chính phủ hạn
          chế. Suất đầu tư hạ tầng của vùng cao, nền tảng phát triển công nghệ - dịch
          vụ của vùng thấp, làm giảm thu hút đầu tư từ bên ngoài và phát triển hệ thống
          hạ tầng thiếu tập trung và đồng bộ;
               - Nếu thiếu chính sách và cơ chế đầu tư và tài trợ chính thức hiệu quả
          cho đầu tư kết cấu hạ tầng cấp vùng, cũng như khích doanh nghiệp và tác
          nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản để tận dụng cơ hội và vượt qua thách
          thức cho mục tiêu dài hạn, có thể làm hạn chế phát triển đồng bộ hạ tầng kinh
          tế - kỹ thuật như mục tiêu đề ra.

               7.5  TỪ  CHIẾN  LƯỢC  VÀ  CHÍNH  SÁCH  ĐẾN  THỰC  TIỂN:
          VẤN ĐỀ QUAN TÂM

               Bài học lý luận và thực tiễn của chính sách và triển khai chính sách giai
          đoạn 2000 – 2022 có ý nghĩa để chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế nông
          nghiệp trong giai đoạn mới. Phân tích bối cảnh chiến lược và thực tiễn trong
          tương lai như trên thấy rằng để đạt được mục tiêu của chiến lược và chính
          sách phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm
          nhìn 2050, có bốn vấn đề lớn cần quan tâm để triển khai hiệu quả chính sách
          trong thực tiễn:

               1) Tăng cường năng lực nông dân, HTX và doanh nghiệp nhỏ tham gia
          kinh doanh nông nghiêp – nông thôn (chủ thể);
               2) Phát triển môi trường kinh tế - kỹ thuật cho kinh doanh thuận lợi ở
          nông thôn (địa bàn);





          150
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166