Page 164 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 164

bối cảnh thay đổi môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội do yếu tố nội sinh
          và ngoại sinh, chính sách của Chính phủ, cư dân và doanh nghiệp đã và đang
          trong tiến trình chuyển dịch từ khai thác và kiểm soát tài nguyên thiên nhiên
          cho mục tiêu sản xuất lương thực, đến sử dụng hiệu quả tài nguyên cho phát
          triển kinh tế. Từ nay trở đi, quản lý bền vững tài nguyên một cách thích nghi
          cho sinh kế bền vững của cư dân và sự thịnh vượng chung của vùng là chiến
          lược mới. Sau 2016, có bước đột phá trong quan điểm chiến lược, cách tiếp
          cận và giải pháp về chính sách của Chính phủ cho phát triển vùng trong bối
          cảnh mới.

               Thực tiễn quản lý tài nguyên thiên nhiên và sản xuất nông nghiệp ở các
          tiểu vùng sinh thái nông nghiệp cũng đồng hành cùng với sự thay đổi về chính
          sách vĩ mô. Sự chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng xoay trục sang
          thủy sản – trái cây – lúa gạo và tổ chức liên kết để nâng cấp chuỗi cung ứng
          và chuỗi giá trị ngành hàng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch sử dụng đất bằng các
          hệ thống canh tác thích nghi của nông dân có thể giúp cải tiến thu nhập nhưng
          không thể giúp nông dân giàu thêm như mục tiêu của Chính phủ nếu không
          phát triển chuỗi giá trị nông sản, thị trường nông sản, công nghiệp và dịch vụ
          nông nghiệp, và cơ hội chuyển dịch lao động nông nghiệp. Thực tiễn chứng
          minh nếu chỉ dựa vào kinh tế nông nghiệp như thời gian qua thì khó cải thiện
          tổng giá trị sản xuất nội vùng và thu nhập cư dân. Hậu quả là thiếu nguồn lực
          đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế phát triển kém, di cư ra ngoài vùng
          tăng lên – tạo ra vòng lẩn quẩn của sự tụt hậu về kinh tế - xã hội. Chuyển dịch
          kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp và dịch vụ là nền tảng đô thị
          hóa, công nghiệp và thương mại hóa nông nghiệp và nông thôn.

               Tổ chức sản xuất và kinh doanh các ngành hàng chủ lực có sự chuyển
          biến theo hướng tích cực nhưng năng lực nông dân và HTX chưa đủ mạnh để
          liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản. Năm vấn đề quan tâm
          chính để triển khai hiệu quả chính sách trong thời gian tới là: (1) tăng cường
          năng lực nông dân, HTX và doanh nghiệp nhỏ tham gia kinh doanh nông
          nghiêp – nông thôn (chủ thể) để tạo hệ sinh thái kinh doanh nông nghiệp bền
          vững; (2) phát triển môi trường kinh tế - kỹ thuật cho kinh doanh thuận lợi ở
          nông thôn (địa bàn); (3) phát triển hạ tầng logistic cấp tiểu vùng và vùng để
          phát triển thị trường đầu vào và đầu ra; (4) phục hồi môi trường sinh thái tự
          nhiên bản địa làm nền tảng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và chống chịu tốt
          với thay đổi bất định ngoại sinh; (5) nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực
          quốc gia cần quan tâm đến tính ổn định và tính bền vững của lương thực, vốn




                                                                                153
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169