Page 163 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 163

nghiệp đầu tư các cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ quy mô nhỏ nối kết trực
          tiếp vùng nguyên liệu tập trung. Hạ tầng giao thông và thủy lợi cấp nội đồng
          vốn là điểm yếu cốt lõi hạn chế hình thành các ô sản xuất ~ 100 ha và liên kết
          các ô để hình thành vùng nguyên liệu lớn để quản lý vùng nuôi trồng và truy
          xuất nguồn gốc nông sản. Khi có môi trường kinh tế - kỹ thuật thuận lợi,
          Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ hiệu quả để “vừa đẩy, vừa kéo” các bên tham
          gia chuỗi giá trị nông sản như mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, năng lực triển khai
          hiệu quả chính sách trong điều kiện thực tiễn cũng có ý nghĩa quan trọng.

               Đối với vấn đề (3), kết hợp đầu tư từ bên ngoài, Chính phủ cần có chính
          sách và cơ chế đầu tư và tài trợ chính thức hiệu quả để phát triển hạ tầng
          logistic cấp vùng, từ đó giảm phụ thuộc vào hạ tầng logistics của thành phố
          Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, góp phần tăng năng lực cạnh tranh
          của hàng hóa của vùng. Chính phủ cũng cần có giải pháp chính sách thu hút
          đầu tư từ bên ngoài để phát triển hệ thống hạ tầng với suất đầu tư cao. Phát
          triển triển hạ tầng logistic cấp vùng cần vốn đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác
          nhau, trong đó ngân sách có vai trò quan trọng.

               Đối với vấn đề (4), môi trường sinh thái tự nhiên bản địa có thể được
          phục hồi và duy trì bền vững nếu triển khai thành công định hướng phát
          triển ngành hàng chủ lực dựa trên lợi thế sinh thái, tôn trọng quy luật tự
          nhiên, và sản xuất theo hướng bền vững môi trường sinh thái lâu dài. Mục
          tiêu này đạt được khi mà ba vấn đề trên được giải quyết hiệu quả. Các bên
          liên quan trong chuỗi giá trị nông sản có năng lực, hưởng lợi nhuận từ giá
          trị tăng thêm của sản phầm giúp tin tưởng hợp tác với nhau, chuyển dịch
          cấu trúc kinh tế nông nghiệp thay vì chuyển dịch sử dụng đất nông nghiệp
          chỉ ở khâu sản xuất. Từ đó, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ và khai thác tài nguyên
          theo hướng đối phó ngắn hạn.

               Chính sách vĩ mô đã được ban hành, vấn đề là tính sẳn sàng về định chế
          liên quan, đầu tư, tổ chức thực hiện phù hợp nhu cầu thực tiễn của địa phương.
          Kinh nghiệm thế giới cho thấy chuyển dịch nông nghiệp là tiến trình trung và
          dài hạn, cần có kế hoạch, triển khai, theo dõi, đánh giá, nhân rộng và phản hồi
          chính sách; cần thống nhất trong quan điểm, nhận thức và hành động giữa các
          bên liên quan (Boettiger et al., 2015).

               7.6  KẾT LUẬN

               Vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội - văn hóa và an
          ninh quốc phòng của quốc gia. Với lợi thế về vị trí địa lý và môi trường tự
          nhiên, kinh tế nông nghiệp và dịch vụ sinh thái là thế mạnh của vùng. Trong

          152
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168