Page 162 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 162

3) Phát triển hạ tầng logistic cấp tiểu vùng và vùng để phát triển thị
          trường đầu vào và đầu ra;

               4) Phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên bản địa làm nền tảng hỗ trợ
          phát triển kinh tế - xã hội và vượt qua thách thức bên ngoài từ biến đổi khí
          hậu, nước biển dâng và thay đổi chế độ thủy văn của sông Mekong.

               Chính sách giải quyết bốn vấn đề trên là nền tảng tăng cường năng lực
          cạnh tranh của nông sản của vùng ở thị trường trong nước và thế giới.

               Đối với vấn đề (1), lực lượng nông dân hiện nay già hóa, cần tạo ra lớp
          nông doanh mới có tư duy và kỹ năng quản lý sản xuất và kinh doanh trong
          10 năm tới. Thực hiện mục tiêu này cần cải tiến năng lực của hệ thống khuyến
          nông cơ sở hiện nay, vốn vẫn hoạt động theo cách tiếp cận và phương pháp
          củ. Chuyển đổi mô hình dịch vụ khuyến nông cơ sở ở một số tỉnh có thể không
          giúp nâng cao năng lực nông dân, vốn vẫn cần đầu tư của Nhà nước. Mô hình
          HTX nông nghiệp cần phải đổi mới, coi đây là tổ chức có chức năng kinh
          doanh của nông dân hơn là tổ chức xã hội. HTX là nền tảng quan trọng để nối
          nông dân – nông dân và liên kết nông dân – doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh
          nghiệp nhỏ tham gia kinh doanh nông nghiệp - nông thôn cần được hỗ trợ
          năng cao năng lực để nắm bắt cơ hội mới và vượt qua thách thức. Khi HTX
          và doanh nghiệp nhỏ có đủ năng lực thì có thể tham gia hệ sinh thái kinh
          doanh, trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt.

               ĐBSCL vẫn còn giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong
          giai thời kỳ mới, Chính phủ cần có quan điểm về an ninh lương thực theo nghĩa
          rộng. Theo đó, cần quan tâm đến tính ổn định và tính bền vững của lương thực,
          vốn liên quan đến phạm vi địa phương, vùng và quốc gia và quan tâm tính dễ
          bị tổn thương và năng lực thích nghi với yếu tố bất định của quan hệ cung –
          cầu của bên sản xuất và kinh doanh lương thực (nông dân và doanh nghiệp);
               Nâng cao nguồn nhân lực cho nông nghiệp – nông thôn liên quan đến
          vai trò của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và
          Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chính sách đào tạo nguồn nhân
          lực cao phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra, Trường đại
          học, cao đẳng và trung cấp nghề về đổi mới chương trình đào tạo lao động
          phù hợp ứng dụng thực tiễn có ý nghĩa quan trọng.
               Đối với vấn đề (2), để phát huy cơ hội môi trường kinh tế - kỹ thuật từ
          bên ngoài, môi trường kinh tế - kỹ thuật cơ sở cần cải tiến. Đầu tư hạ tầng
          nông thôn về giao thông, thủy lợi, điện và thông tin là cơ sở thu hút doanh



                                                                                151
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167