Page 286 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 286
Chương 14
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÌM KIẾM VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ TIẾNG VIỆT THEO NỘI DUNG
Trương Quốc Định
Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
(Email: tqdinh@ctu.edu.vn)
14.1 GIỚI THIỆU
Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, “Việt
Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương
trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc
gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên
thế giới” (Anh, 2022). Để có thể thích ứng với tình hình mới, ngày 27 tháng
9 năm 2019, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về
một số chủ trương, chính sách chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư được ban hành, trong đó quá trình chuyển đổi số được
nhấn mạnh là một yêu cầu cấp bách (Bộ chính trị, 2019). Trên cơ sở đó, ngày
03 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến 2030 trong đó nhấn mạnh: “Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi
số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của
địa phương”.
Xây dựng chính quyền số, trước tiên, gắn liền với chuyển đổi của các
cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương. Cục Tin học hoá - Bộ Thông tin
và Truyền thông (2023) định nghĩa về bản chất “Chính phủ số bản chất là
chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai
mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển chính
phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số đã bao hàm
chính phủ điện tử”. Chính phủ điện tử, có thể diễn giải là một chính phủ “bốn
không”, trong đó yếu tố xử lý văn bản không giấy liên quan chặt chẽ đến cơ
quan chính quyền các cấp.
Chính phủ cũng như nhiều địa phương xác định ưu tiên triển khai phát
triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong công
tác cải cách hành chính, trong đó công tác văn thư, lưu trữ được đánh giá có
vai trò rất quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính
272