Page 101 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 101
+
2+
3+
Bên cạnh đó, sự thêm vào của các cation kim loại (Na , Mg và Al )
vào trong dung dịch mạ cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất dòng điện,
như thể hiện trong Hình 5.3. Giá trị của lực ion dùng để đánh giá hiệu suất
dòng điện được lựa chọn trong phạm vi từ 7 đến 10,75. Kết quả thu được cho
2+
+
thấy hiệu suất dòng điện trong các dung dịch mạ chứa Na hoặc Mg cao hơn
3+
so với các dung dịch mạ chứa Al hoặc dung dịch mạ không có sự bổ sung
bất kỳ ion nào. Với dung dịch không có sự thêm vào của bất kỳ ion nào (Sf),
hiệu suất dòng điện chỉ đạt ở mức khoảng 12,9%. Khi dung dịch mạ được
+
thêm vào với Na tại những nồng độ khác nhau tương ứng với giá trị của lực
ion từ 7,75 đến 10,75, hiệu suất dòng điện đã tăng lên đáng kể từ khoảng 18%
2+
lên đến 36,2%. Đối với các dung dịch mạ được thêm vào bởi Mg thì hiệu
suất dòng điện cũng tăng từ 14% đến 28,6% khi giá trị của lực ion tăng từ
3+
7,75 đến 10,75. Tuy nhiên, đối với các dung dịch mạ chứa ion Al thì hiệu
3+
suất dòng điện lại giảm xuống đáng kể khi nồng độ Al tăng lên. Hiệu suất
sử dụng dòng điện giảm xuống còn 4,3% khi giá trị lực ion tăng đến 10,75.
2+
+
Qua đó, dễ dàng nhận ra rằng Na và Mg là những cation kim loại thích hợp
cho quá trình mạ điện hóa Cr(III) để thu được hiệu suất dòng điện cao cùng
với chất lượng bề mặt lớp mạ tốt.
Hiệu suất dòng điện (%)
Lực ion dung dịch mạ
Hình 5.3. Ảnh hưởng của lực ion đến hiệu suất dòng điện trong quá trình mạ điện
crom sử dụng dung dịch mạ Cr(III) có lực ion từ 7,75 đến 10,75.
2
Điều kiện: pH = 1,7; hiện hành mật độ 5A/dm , T = 30 C, thời gian = 15 phút
o
(Nguồn: Tài và ctv., 2022)
87