Page 96 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 96

cho quá trình mạ bao gồm nhiệt độ, mật độ dòng điện và nồng độ axit crom,
          một lượng xúc tác quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến quá
          trình mạ crom. Tỷ lệ hóa chất phù hợp giữa axit crom và chất xúc tác cho quá
          trình mạ crom được trình bày trong Bảng 5.1. Mặc dù có thể sử dụng nồng độ
          axit crom từ khoảng 50 g/l lên đến bão hòa (khoảng 900 g/l), nhưng hầu hết
          các dung dịch mạ thông thường được sử dụng trong khoảng từ 150 đến 400
          g/l. Nồng độ cao hơn sẽ dẫn đến làm giảm hiệu suất dòng điện của quá trình
          mạ. Nồng độ tại 200 g/l axit crom có hiệu suất dòng điện cao hơn một chút
          so với các dung dịch có nồng độ cao hơn.

               5.3.1.2  Dung dịch mạ chứa Cr(III)

               Thành phần hóa học của dung dịch mạ chứa Cr(III) cơ bản cho quá trình
          mạ crom được tóm tắt trong Bảng 5.2. Dung dịch mạ được hòa tan từ muối
          crom clorua hoặc crom sunfat (CrCl  hoặc Cr (SO ) , cung cấp nguồn ion
                                                           4 3
                                                      2
                                             3
          Cr 3+  để thực hiện khử điện hóa từ Cr 3+  thành crom kim loại), axit formic
          (HCOOH, chất tạo phức), axit boric (H3BO3, chất đệm pH) và natri dodecyl
          sulfat (chất hoạt động bề mặt đóng vai trò là chất thấm ướt), các muối để tăng
          độ dẫn điện, tăng khả năng khuếch tán ion trong dung dịch (Na2SO4, MgSO4,
          Al2(SO4)3,  NaCl,...).  Ngoài  ra,  một  vài  chất  tạo  phức  khác  như  urê
          (CO(NH2)2), axit oxalic (HOOCOOH), glycin (H2NCH2COOH) cũng có thể
          được dùng để tạo phức với Cr 3+ . Lực ion của dung dịch được dùng làm đại
          lượng chuẩn để tính toán các nồng độ mol/l cho các loại muối khác nhau được
          thêm vào dung dịch mạ cơ bản. Lực ion của dung dịch được tính theo công

          thức (5.1):
                                           1
                                                       2
                                         = ∑         ×                        (5.1)
                                           2    =1        
               Với I là lực ion của dung dịch (mol/l); Ci là nồng độ mol/l của các ion;
          z là số điện tích của ion.

               Chuẩn bị dung dịch mạ Cr(III) là một trong yếu tố quan trọng nhằm tạo
          ra cấu trúc phức của Cr 3+  trước khi tiến hành mạ điện. Quá trình chuẩn bị
          dung dịch mạ Cr(III) được tiến hành lần lượt qua các bước chuẩn bị như bên
          dưới (các thành phần hóa học được tính toán dựa theo thể tích dung dịch là
          750 ml).
               Bước 1: Cho 400 ml nước cất vào bình chứa 1000 ml, sau đó cho muối
                                                                   o
                                                                         o
          CrCl3 vào bình chứa. Nung nóng dung dịch đến nhiệt độ 70 C (±5 C), khuấy
          đều dung dịch, đảm bảo muối được tan hoàn toàn.



          82
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101