Page 92 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 92

Chương 5

                  NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XI MẠ VẬT LIỆU

                                                                                   1
                                                              1*
                                                Nguyễn Văn Tài , Nguyễn Văn Cương
                                                                                   2
                                                               1
                                                Nguyễn Hoài Tân , Hoàng Minh Thuận
                                          1 Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
                                                  2 Trường Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
                                                            *
                                                           ( Email: nvtai@ctu.edu.vn)

               5.1  GIỚI THIỆU

               Ngành công nghệ chế biến và công nghiệp hỗ trợ tại khu vực đồng bằng
          sông Cửu Long (ĐBSCL) được Chính phủ chú trọng phát triển trong quy
          hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo tinh thần
          của  Nghị  quyết  số  120/NQ-CP  của  Chính  phủ:  Về  phát  triển  bền  vững
          ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với ngành công nghiệp chủ yếu
          tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp
          nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Giải pháp
          xi mạ được biết đến là một trong những công nghệ quan trọng hỗ trợ cho
          ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo.

               Xi mạ là quá trình tạo một lớp phủ mỏng của một kim loại mong muốn
          lên bề mặt vật liệu khác (vật liệu nền). Lớp kim loại được dùng để tạo lớp phủ
          mỏng thông thường là  đồng, niken, kẽm hoặc  crom.  Lớp  xi  mạ  kim loại
          thường được sử dụng để tạo độ bóng sáng và màu sắc trên bề mặt của vật liệu
          nền (mạ thẩm mỹ) hoặc tăng khả năng chống ăn mòn, tăng độ bền, độ cứng
          hoặc tạo ra tính dẫn điện cho các chi tiết (mạ công nghiệp). Mạ crom được
          biết đến như một giải pháp công nghệ phổ biến để tạo lớp bảo vệ bề mặt cho
          các chi tiết được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế
          tạo. Trong đó, xi mạ điện phân là phương pháp xi mạ truyền thống và hiệu
          quả nhất, được dùng phổ biến trong các ứng dụng đời sống và công nghiệp.
               Lớp mạ crom có nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như: có độ cứng
          rất cao (có thể đạt trên 50 HRC), hệ số ma sát thấp, khả năng chống mài mòn
          và ăn mòn cao. Vì thế, lớp mạ crom được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực chế
          tạo máy và các ứng dụng công nghiệp. Mặt khác, lớp mạ crom có bề mặt bóng
          sáng, đẹp cùng với độ ổn định hóa học cao và ít bị biến đổi màu sắc rất phù
          hợp cho các chi tiết dùng trong lĩnh vực trang trí cần tính thẩm mỹ cao. Nhờ
          các ưu điểm nổi bật trên mà lớp mạ crom đã được dùng phổ biến trong công
          nghiệp mạ chi tiết máy, chi tiết ô tô, dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình,...


          78
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97