Page 97 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 97
Bước 2: Cho axit HCOOH vào bình chứa và cân chỉnh pH bằng dung
dịch NaOH loãng để đạt pH = 1. Đồng thời thêm nước cất vào bình chứa đạt
650 ml, giữ dung dịch 2 đến 3 ngày để tạo phức cho dung dịch.
Bước 3: Dung dịch NaOH loãng được nhỏ từ từ vào bình chứa để đạt
pH = 1,7 (± 0,05). Đồng thời, thêm nước cất vào dung dịch mạ để đạt mức
700 ml. Sau đó, tiếp tục khuấy đều và kiểm tra pH thường xuyên (1 ngày kiểm
tra ít nhất 2 lần), cho đến khi pH ổn định.
Bước 4: Thêm muối Na2SO4, hoặc MgSO4, hoặc Al2(SO4)3 vào bể chứa,
đồng thời cân chỉnh pH = 1,7 (± 0,05), thêm nước cất cho dung dịch mạ đạt
750 ml.
Bước 5: Khuấy dung dịch mạ trong 10-12 ngày để tạo phức hoàn toàn
cho dung dịch, bằng cách quan sát sự chuyển màu của dung dịch từ màu xanh
lá sang màu tím.
Bước 6: Thêm muối natri dodecyl sulfat, khuấy đều dung dịch, sau đó
tiến hành mạ.
Bảng 5.2. Thành phần dung dịch mạ chứa Cr(III) và các thông số điều kiện
cho quá trình mạ crom
Nồng độ Thông số
Tên hóa chất Vai trò
(M) điều kiện
CrCL3 hoặc Cr2(SO4)3 0,5 M Nguồn cung cấp ion Cr Nhiệt độ: 30-40 C;
3+
o
HCOOH, CO(NH2)2 0,5 M Chất tạo phức Thời gian: 15-30 phút;
H3BO3 0,5 M Chất ổn định pH pH: 1,5-2,0;
CH3(CH2)11SO4Na 3 mM Hoạt hóa bề mặt Mật độ dòng điện: 4-
Na2SO4, MgSO4, 40 A/dm .
2
Al2(SO4)3 - Chất dẫn điện
(Nguồn: Tài và ctv., 2022)
5.3.2 Thiết bị mạ crom
Quá trình mạ crom được tiến hành bằng phương pháp mạ điện hóa trên
máy điện hóa Potentiostat/Galvanostat Model 273A (USA) gồm 3 điện cực
không có vách ngăn giữa điện cực dương và điện cực âm cho dung dịch mạ.
Điện cực dương làm bằng hợp kim chì hoặc lưới titan được phủ trên bề mặt
một lớp platinum, vật liệu nền nối tại cực âm được làm bằng tấm đồng thau
mỏng với kích thước là 20x50 mm (rộng x dài), điện cực so sánh là điện cực
calomel bão hòa - saturated calomel electrode (SCE). Vật liệu nền trước tiên
được mài bóng bằng giấy mài, sau đó rửa sạch lại bằng dung dịch etanol và
83