Page 102 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 102
5.4.2 Ảnh hưởng của pH
(a) (b)
2 cm 2 cm
(c) (d)
2 cm 2 cm
Hình 5.4. Hình ảnh chụp bằng hiển vi quang học cho lớp mạ crom thu được từ
dung dịch mạ khác nhau: (a) pH tại 1; (b) pH tại 1,35; (c) pH tại 1,7 và (d) pH tại 2
pH của dung dịch mạ có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện của lớp mạ
crom trên bề mặt của vật liệu nền. Hình 5.4 (a-d) mô tả sự xuất hiện của lớp
mạ trên bề mặt của vật liệu nền được mạ từ các dung dịch mạ có pH lần lượt
là 1; 1,35; 1,7 và 2 trong thiết bị Hull Cell. Với pH của dung dịch mạ là 1,
không có bất kỳ lớp mạ crom nào được bám trên bề mặt của vật liệu nền. Khi
pH của dung dịch mạ quá thấp làm cho quá trình tạo khí H2 tại cực âm diễn
ra mãnh liệt và làm ức chế phản ứng điện hóa của Cr 3+ thành crom kim loại.
Hình 5.4b cho thấy rằng trên bề mặt vật liệu nền bắt đầu xuất hiện những lớp
mạ crom nhưng chất lượng của lớp mạ còn thấp khi pH của dung dịch mạ
được nâng lên 1,35. Trên bề mặt lớp mạ xuất hiện nhiều vết dài màu trắng mờ
và lớp mạ rất dễ bong tróc khỏi bề mặt vật liệu nền. Điều này chứng tỏ rằng
khi tăng pH đến 1,35, tính vượt trội của quá trình tạo khí H2 tại cực âm có dấu
hiệu giảm xuống tạo tiền đề để hình thành lớp mạ crom trên bề mặt vật liệu
nền. Khi tiếp tục tăng pH đến 1,7, lớp mạ crom trên bề mặt vật liệu nền trở
nên sáng hơn và hiện tượng bong tróc không còn xuất hiện trên bề mặt vật
liệu nền. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng pH lên đến 2 thì lớp mạ crom thu được
có dấu hiệu bắt đầu mờ đi và độ sáng của lớp mạ bị giảm rất rõ rệt. Mặt khác,
các viết bẩn (dạng bùn) cũng bắt đầu xuất hiện trên bề mặt lớp mạ như được
thể hiện trên Hình 5.4d. Từ các kết quả trên cho thấy rằng pH tại 1,7 (±0,1)
88