Page 103 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 103
được cho là phù hợp với trong quá trình mạ Cr(III) để thu được lớp mạ crom
với hình thái bề mặt tốt và khả năng bám dính lên vật liệu nền cao.
5.4.3 Ảnh hưởng của mật độ dòng điện
Mật độ dòng điện là một trong những thông số điều kiện quan trọng cho
quá trình mạ crom. Mật độ dòng điện được cho là khá nhạy cảm với các loại
dung dịch mạ khác nhau do dung dịch mạ được thiết kế từ các thành phần hóa
học đặc trưng. Do đó, mỗi dung dịch mạ sẽ phù hợp với một phạm vi mật độ
dòng điện nhất định. Phạm vi mật độ dòng điện có thể được xác định thông
qua sử dụng thiết bị Hull Cell. Dựa trên chiều dài của lớp mạ crom bám trên
bề mặt của tấm đồng có thể xác định được phạm vi của mật độ dòng điện theo
phương trình (5.3).
I = I (5,1 − xlogx ) (5.3)
x
c
c
Với I là mật độ dòng điện được xác định tại vị trí bất kỳ trên chiều dài
c
của lớp mạ; Ix là cường độ dòng điện được sử dụng khi thực hiện thí nghiệm
trên Hull Cell; x là vị trí trên lớp mạ cần xác định mật độ dòng điện, x bằng 0
tại vị trí B và 10,2 (cm) tại vị trí C; x (cm) là chiều dài của lớp mạ trên tấm
c
đồng, = x − x .
2
1
(a)
(b) Lớp mạ bị cháy
Lớp mạ sáng
Không có lớp mạ
Hình 5.5. Phương pháp tính phạm vi mật độ dòng điện
thông qua sử dụng thiết bị Hull Cell
89