Page 108 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 108
2+
với dung dịch mạ chứa Mg , như được thể hiện trong Hình 5.9 (c-d). Tuy
nhiên, khi thời gian mạ kéo dài hơn 30 phút thì bề dày lớp mạ bắt đầu tăng
lên khá chậm do hiệu suất dòng điện giảm mạnh. Hình 5.9 (e-f) thể hiện bề
dày lớp mạ là vào khoảng 8,87 µm và 7,48 µm cho lớp mạ được mạ từ dung
2+
+
dịch mạ chứa tương ứng Na và Mg . Từ các kết quả thu được cho thấy rằng
hiệu suất dòng điện cao và có tính ổn định khi thời gian mạ thấp hơn 30 phút.
Khi thời gian mạ càng kéo dài thì hiệu suất dòng điện sẽ càng giảm, làm cho
bề dày của lớp mạ crom tăng lên không đáng kể.
5.5 KẾT LUẬN
Công nghệ mạ crom đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ
chế biến và chế tạo. Lớp mạ crom với nhiều tính chất nổi bật như độ cứng
cao, khả năng chống mài mòn và ăn mòn tốt cùng với hệ số ma sát thấp sẽ
giúp cho tuổi thọ các chi tiết máy, phụ kiện máy được nâng cao đáng kể cũng
như mang lại tính thẩm mỹ cao. Đối với ngành công nghiệp tại ĐBSCL trong
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, công nghiệp chế biến và chế tạo
sẽ được tập trung phát triển nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp nâng cao giá trị và
sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, công nghệ mạ crom sẽ
đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của khu vực ĐBSCL. Dung dịch
mạ chứa Cr(VI) giúp cho quá trình tổng hợp lớp mạ crom được dễ hơn khi so
sánh với dung dịch mạ chứa Cr(III), nhờ vào tính ổn định cao của dung dịch
mạ. Tuy nhiên, do những nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường
thiên nhiên từ Cr(VI) gây ra nên dung dịch mạ chứa Cr(III) đã ngày càng thu
hút nhiều nhà nghiên cứu để tối ưu quá trình mạ. Các thành phần hóa học của
dung dịch mạ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình mạ crom. Việc
lựa chọn các thành phần hóa học phù hợp, quan trọng nhất là chất xúc tác cho
dung dịch mạ sẽ giúp nâng cao hiệu quả dòng điện và chất lượng của lớp mạ
crom. Bên cạnh đó, các thông số điều kiện của quá trình mạ cũng tác động
lớn đến đến hiệu suất dòng điện và chất lượng của lớp mạ crom. Từ các kết
quả thực nghiệm thu được cho thấy rằng pH của dung dịch mạ từ 1,5 đến 2,0
o
cùng với nhiệt độ của dung dịch mạ từ 25 đến 40 C (dung dịch mạ chứa
o
Cr(VI) nhiệt độ có thể lên đến gần 60 C) được cho là phù hợp để tiến hành
thực hiện quá trình mạ. Khi thực hiện quá trình mạ, trong khoảng thời gian
15 phút đầu, tốc độ khử điện hóa của Cr 3+ thành crom kim loại là khá cao,
tuy nhiên khi thời gian mạ kéo dài, tốc độ khử điện hóa sẽ giảm mạnh do pH
của dung dịch mạ tăng lên, dẫn đến hiệu suất dòng điện cũng giảm.
94