Page 112 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 112
2% được tái chế (Hoang et al., 2020). Ngành xây dựng chịu trách nhiệm tiêu
thụ 40% năng lượng và tài nguyên toàn cầu (Asif et al., 2007), phải đối mặt
với những thách thức trong việc thải bỏ PTXD không kiểm soát, làm cạn kiệt
nguồn nguyên liệu tự nhiên hữu hạn (Agamuthu, 2008). Trước tình hình đó,
việc tái sử dụng và tái chế PTXD được xem là một trong những cách hiệu quả
để giảm mức tiêu thụ tài nguyên ban đầu, quản lý việc sử dụng đất để xử lý
PTXD và giải quyết các vấn đề về sức khỏe và môi trường (Mah et al., 2016).
Tái chế được xem như một quy trình quản lý chất thải và sản xuất vật liệu, có
thể giảm bớt những hạn chế về bãi chôn lấp và giảm nhu cầu về nguyên liệu
thô. Đánh giá tác động môi trường bao gồm việc xem xét việc sử dụng tài
nguyên và phát thải từ việc tái chế so với tác động môi trường của việc chôn
lấp và sản xuất nguyên liệu thô.
Thống kê cho thấy lượng PTXD phát sinh hằng năm ở Việt Nam đã
tăng rất nhanh từ 1 triệu tấn vào năm 2004 lên 1,9 triệu tấn vào năm 2011
(Tong et al., 2013). Ở Việt Nam, việc thu hồi rác thải ngày càng được chú
trọng nhiều hơn (Thai, 2009), hướng tới tỷ lệ tái chế chung khoảng 30% ở
năm 2020. Tuy nhiên, những hiểu biết về nguyên liệu và hiệu suất tái chế của
PTXD ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị lớn.
Mặc dù một số học giả trong nước đã chứng tỏ được kiến thức về tái chế
PTXD ở quy mô nhỏ không chính thức ở cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu
hiểu biết toàn diện về PTXD ở các khu vực đô thị lớn.
Việt Nam phải đối mặt với cơ sở hạ tầng hạn chế để tái chế PTXD. Hiện
nay, chỉ có một số cơ sở chính thức hoạt động (Tong et al., 2013). Lý do cho
sự khan hiếm này vẫn chưa được quan tâm và tìm hiểu đầy đủ, nguyên nhân
dẫn đến sự thiếu hụt này có thể là do thiếu nhu cầu và quan ngại về tính kinh
tế (Lockrey et al., 2018a). Các nghiên cứu ở Hà Nội đã xác định những thách
thức về quy định, cơ sở hạ tầng, giáo dục và hậu cần là những rào cản chính
đối với việc mở rộng ngành tái chế (Hoang et al., 2020). Để nắm bắt được
hiện trạng hoạt động tái chế ở Việt Nam, điều quan trọng là phải xác định
được nguyên liệu và hiệu suất trong và giữa các hệ thống tái chế PTXD chính
thức và không chính thức. Với bối cảnh đặc biệt của Việt Nam, vấn đề cấp
thiết là phải thực hiện hiệu quả bảo vệ môi trường khi thực hiện việc tái chế,
giải quyết các lộ trình, nguyên liệu và định lượng tác động môi trường, đặc
biệt khi lượng PTXD đô thị tăng nhanh.
98