Page 111 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 111

2050. Theo đó, 50 - 60% lượng chất thải rắn (CTR) thu gom sẽ được tái chế.
          Tuy nhiên, các hướng dẫn chi tiết như Luật tái chế xây dựng, hoặc Luật tái
          chế CTR là không có. Hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn hay tiêu chí cho các
          vật liệu được tái chế từ CTR như vật liệu làm nền, cốt liệu bê tông, và lượng
          đất sinh ra trong quá trình xây dựng. Chỉ có một số Chỉ thị, Thông tư nhằm
          đẩy mạnh việc sử dụng các vật liệu xây dựng tái chế. Có thể thấy rằng việc
          tái chế PTXD là một hoạt động phổ biến trên toàn cầu, nếu được thực hiện
          hiệu quả ở ĐBSCL, có thể mang lại những lợi ích về nhiều mặt. Ngoài việc
          giảm chi phí vận chuyển và chôn lấp, việc tái sử dụng PTXD làm vật liệu xây
          dựng còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và góp phần tích
          cực trong giảm thiểu tác động môi trường. Cách tiếp cận chiến lược này phù
          hợp hoàn toàn với các mục tiêu phát triển bền vững của khu vực, thúc đẩy
          một tương lai có khả năng chống chịu và ý thức môi trường tốt hơn cho khu
          vực phía Nam năng động và giàu văn hóa.
               Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có hệ thống pháp lý cho việc bảo
          vệ môi trường như việc quản lý và xử lý các loại rác thải. Hệ thống này được
          thể hiện qua các chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn: (i) Chiến lược
          quản lý chất thải rắn ở các thành phố và khu công nghiệp tại Việt Nam, (ii)
          Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, (iii) Chiến lược quốc gia về quản
          lý chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và (iv) Chiến lược
          quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
          Theo chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn năm 2009, đến trước năm
          2050, tất cả các loại chất thải rắn sẽ được thu gom, tái sử dụng, tái chế và
          được xử lý hoàn toàn theo công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù
          hợp với từng địa phương, do đó hạn chế được lượng chất thải rắn phải đem
          chôn lấp. Cùng với các chiến lược quốc gia là các luật và các chính sách có
          liên quan như các nghị định, thông tư, thông tư liên tịch và các tiêu chuẩn kỹ
          thuật nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện. Do đó, nghiên cứu về tiềm năng
          và giải pháp sản xuất vật liệu tái chế ở ĐBSCL có ý nghĩa thiết thực và tầm
          quan trọng, đáp ứng được yêu cầu trong Luật bảo vệ môi trường theo hướng
          “Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng công nghệ trong
          tái chế chất thải cũng như các công nghệ thân thiện với môi trường”.

               6.2  PHẾ THẢI XÂY DỰNG VÀ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ
               6.2.1  Tổng quan về phế thải xây dựng

               Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp xây dựng ở Việt Nam trong
          những năm gần đây đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể PTXD, trong đó chỉ 1 -


                                                                                 97
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116