Page 114 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 114
6.2.3 Tiềm năng tái chế phế thải xây dựng
Thực tế cho thấy việc tái chế PTXD sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực.
Vì PTXD có giá trị lớn nên việc tái chế PTXD đã và đang được thực hiện ở
nhiều quốc gia. Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu về
việc thúc đẩy các dòng sản phẩm từ tái chế PTXD trong thương mại và đang
thực hiện rất chặt chẽ các điều luật như Luật tái chế xây dựng và Tiêu chuẩn
về Chất thải xây dựng được tái chế. Những điều luật đó đã được chính phủ
Nhật Bản thực hiện trong xử lý lượng chất thải xây dựng, giúp cho việc phát
triển đất nước một cách bền vững.
Ở Việt Nam, số liệu báo cáo trong Quy hoạch tổng thể của Hà Nội về
quản lý CTR cho thấy thành phần chính của PTXD gồm có: đất, cát, và đá
dăm (chiếm 36%), gạch (chiếm 31%), bê tông (chiếm 23%), và loại khác như
kim loại, nhựa (chiếm 10%). Các thành phần chính từ lượng đất sinh ra từ xây
dựng, hoặc là gạch, bê tông có thể được tái chế và tái sử dụng một cách hiệu
quả và kinh tế trong hoạt động xây dựng và cở sở hạ tầng, và nhờ đó trực tiếp
giảm thiểu lượng PTXD phải chôn lấp, góp phầm giảm đáng kể các tác động
tiêu cực đến môi trường.
Nghiên cứu về tái chế PTXD ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, với các
nghiên cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào chất thải rắn đô thị hơn là tái sử
dụng PTXD. Có thể thấy rằng, PTXD chính là nguồn tài nguyên lớn nếu biết
cách tận dụng nó. Việc tái chế PTXD đã trở nên nổi bật như một giải pháp
thân thiện với môi trường, mang đến một giải pháp nhằm giảm việc sử dụng
bãi chôn lấp và góp phần thực hiện các hoạt động xây dựng bền vững. Dưới
đây là một số ứng dụng linh hoạt thể hiện sự tích hợp của vật liệu tái chế vào
các thành phần xây dựng khác nhau:
Sản xuất gạch: Bê tông nghiền, gốm sứ và các PTXD khác có thể được
kết hợp trong sản xuất gạch, mang lại giải pháp thay thế thân thiện với môi
trường cho gạch thông thường. Điều này không chỉ làm giảm nhu cầu về
nguyên liệu thô mới mà còn tăng cường tính toàn vẹn về cấu trúc của gạch
tạo thành. Kết quả là giảm lượng khí thải carbon, phù hợp với các mục tiêu
về môi trường. Hơn nữa, khả năng kinh tế của việc sử dụng PTXD tái chế
khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà sản xuất gạch, thúc
đẩy việc áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường.
Thi công mặt đường: Cốt liệu tái chế từ PTXD có thể được sử dụng để
sản xuất vật liệu làm mặt đường như nhựa đường và bê tông. Ứng dụng này
cung cấp một giải pháp bền vững cho việc xây dựng đường bộ, giảm thiểu tác
100