Page 106 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 106
làm cho dung dịch mạ mất tính ổn định trong suốt quá trình mạ. Tuy nhiên,
khi nhiệt độ dung dịch mạ quá thấp sẽ hạn chế sự khuếch tán của các ion Cr 3+
trong dung dịch mạ đến bề mặt của vật liệu nền để thực hiện khử điện hóa tạo
thành crom kim loại. Mặt khác, chất lượng của lớp mạ crom cũng bị giảm, bề
mặt lớp mạ không đủ sáng và bắt đầu mờ, khi nhiệt độ dung dịch mạ thấp hơn
o
30 C (Protsenko et al., 2011).
Hiệu suất dòng điện (%)
Thời gian mạ (phút)
Hình 5.8. Mối quan hệ giữa hiệu suất dòng điện vào thời gian mạ
2+
+
khi tiến hành mạ crom với dung dịch mạ Cr(III) chứa Na hoặc Mg
Hình 5.8 thể hiện mối quan hệ giữa thời gian mạ và hiệu suất dòng điện
khi tiến hành mạ crom trong dung dịch mạ Cr(III) với lực ion dung dịch mạ
2
là 10,75 và mật độ dòng điện là 6 A/dm . Kết quả thu được cho thấy rằng hiệu
suất dòng điện cao và ổn định có thể thu được khi thời gian mạ thấp hơn 15
+
phút (39,7% đối với dung dịch mạ có chứa Na và 30,9% đối với dung dịch
2+
mạ có chứa Mg ). Khi thời gian mạ kéo dài hơn 15 phút, hiệu suất dòng điện
bị giảm dần đối với cả hai dung dịch mạ. Tại thời gian mạ là 60 phút, hiệu
+
suất dòng điện đối với dung dịch mạ có chứa ion Na là 23,4%, và đối với
2+
dung dịch mạ có chứa ion Mg là 17,1%. Điều này có thể là do pH của dung
-
dịch mạ tăng lên khi thời gian mạ kéo dài. Khi đó, một lượng OH xuất hiện
-
càng nhiều tại điện cực âm do quá trình khử của H2O và lượng OH thoát ra
+
từ phức của Cr 3+ (Tai et al., 2023). Đồng thời, sự khử của ion H thành khí
H2 cũng được cho là nguyên nhân gây ra sự tăng lên của pH. Vì thế, tốc độ
khử điện hóa của Cr 3+ thành crom kim loại sẽ bị giảm và làm cho hiệu suất
dòng điện cũng giảm theo.
92