Page 99 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 99

phần của dung dịch mạ, đặc biệt là với nồng độ của CrO3 và với tạp chất như
          sắt và nhôm. Do đó, trong quá trình mạ cần phải chú ý cẩn thận hơn đối với
          việc làm sạch dung dịch mạ, kiểm soát phân tích thường xuyên các thành
          phần trong dung dịch mạ. Bên cạnh đó, các chất xúc tác sẽ gây nguy hại đối
          với thiết bị mạ, gây ra sự ăn mòn dụng cụ chứa dung dịch mạ cũng như các
          ống dẫn nhiệt/làm mát.





































                       Hình 5.1. Hiệu suất dòng điện của quá trình mạ crom
                      trong dung dịch mạ sử dụng các chất xúc tác khác nhau
                               (Nguồn: Mandich & Snyder, 2010)

               Hình 5.2 thể hiện hình thái bề mặt của lớp mạ crom thu được từ dung
          dịch mạ chứa Cr(III) với không có (gọi là dung dịch Sf) hoặc có sự thêm vào
          của các cation kim loại khác nhau. Kết quả cho thấy rằng lớp mạ thu được từ
          dung dịch mạ không thêm các cation kim loại nào xuất hiện rất nhiều lỗ rỗng
          (lỗ bọt khí) với những kích thước khác nhau phân bố ngẫu nhiên trên toàn bộ
          bề mặt của lớp mạ. Những lỗ rỗng này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng bề
          mặt lớp mạ cũng như tính chất của lớp mạ. Khi chi tiết làm việc trong môi
          trường có tác nhân gây ăn mòn, các lỗ rỗng được biết đến như kênh dẫn mà
          từ đó các tác nhân gây ăn mòn xâm nhập vào bên trong lớp mạ, và sau đó phá


                                                                                 85
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104