Page 95 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 95
tính kém ổn định của pH trong suốt quá trình mạ, đặc biệt là khi mạ trong thời
gian dài (Tài et al., 2022). Do đó, giá trị thực và độ ổn định của pH trong dung
dịch mạ cần phải được đặc biệt quan tâm. Axit boric thường được sử dụng để
giúp cân bằng pH trong suốt quá trình mạ nhưng vẫn còn chưa mang lại hiệu
quả cao.
5.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH MẠ CROM
5.3.1 Chuẩn bị dung dịch mạ
5.3.1.1 Dung dịch mạ chứa Cr(VI)
Dung dịch mạ chứa Cr(VI) đơn giản nhất cho cả mạ crom trang trí và
mạ crom cứng bao gồm hai thành phần cần thiết: (1) muối crom hòa tan trong
nước và (2) một lượng nhỏ nhưng quan trọng của một ion âm (được gọi là
chất xúc tác). Chất xúc tác được cho vào dung dịch mạ dưới dạng axit sulfuric
đơn lẻ hoặc kết hợp với một hoặc nhiều axit của các ion âm khác (thường là
fluoride hoặc fluoroborate hoặc một hỗn hợp của chúng). Ngoài ra, axit hữu
cơ dưới dạng axit alkene-sulfonic (ví dụ, axit methane disulfonic,
CH2(SO3H)2, hoặc một trong những muối kim loại kiềm của nó) có thể được
dùng làm chất xúc tác (Chessin & Newby, 1986). Nguồn cung cấp crom cho
quá trình mạ điện hóa là chromium trioxide, CrO3 (oxit crom), thường được
gọi là axit crom. Đây là một tinh thể màu đỏ đậm đến nâu đỏ bay hơi ở 110°C.
Nó hoà tan tốt trong nước (165 g/100 g ở 0°C và 206 g/100 g ở 100°C), tạo
ra một dung dịch chứa hỗn hợp H2Cr2O7 và axit polychromic. Nhiều nhà sản
xuất hóa chất hiện nay hiểu được ảnh hưởng của chất xúc tác đến quá trình
mạ crom nên đã pha chế sẵn một lượng nhỏ chất xúc tác vào trong dung dịch
chứa CrO3.
Bảng 5.1. Thành phần dung dịch mạ chứa Cr(VI)
Loãng Trung hòa Đặc
Hóa chất Nồng độ Nồng độ Nồng độ
g/l g/l g/l
mol/l mol/l mol/l
Chromic acid,
CrO3 100 1,0 250 2,5 400 4
Sunlfate, 1,0 0,001 2,5 0,026 4 0,042
SO4
2-
(Nguồn: Mandich & Snyder, 2010)
Sự chuyển đổi từ axit crom nguyên chất thành một dung dịch mạ crom
cần phải thêm vào một xúc tác (thường là H2SO4). Với các thông số điều kiện
81