Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn trái của quốc gia. Ở vị trí trung tâm ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của vùng. Trong bối cảnh với cơ hội và thách thức mới, cùng với định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng của Đảng và Chính phủ, Trường Đại học Cần Thơ, với nguồn lực và sứ mệnh của mình, đã chủ trì xây dựng và triển khai Đề án Phát triển bền vững ĐBSCL - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) nhằm nối kết và hợp tác với đối tác liên quan trong và ngoài nước để (i) tổ chức các diễn đàn thường niên, (ii) triển khai các chương trình - dự án nghiên cứu và phát triển và (iii) xây dựng trung tâm thông tin, tư vấn khoa học công nghệ, nhằm góp phần phát triển bền vững ĐBSCL nói riêng và đất nước nói chung.
Trong khuôn khổ Diễn đàn SDMD 2045, ngày 30/6/2022, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Khoa học và Công nghệ trong phát triển bền vững thủy sản vùng ĐBSCL”. Tham dự Tọa đàm có Ông Iwasaki Akihiro, JICA Tokyo Nhật Bản; GS. Tanaka Yuji, Cố vấn trưởng Dự án Hỗ trợ kỹ thuật - ODA Nhật Bản; PGS.TS Nguyễn Nguyên Minh, đại diện tổ chức CSIRO, Úc; TS. Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản; TS. Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2; TS. Cao Thăng Bình, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ThS. Ngô Tiến Chương, đại diện GIZ Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cùng các nhà quản lý, nhà khoa học từ UBND các tỉnh/thành, các cơ quan, sở ngành, viện, trường, doanh nghiệp, hiệp hội trong vùng ĐBSCL. Về phía Trường Đại học Cần Thơ có GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường; GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng; GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Tọa đàm “Khoa học và Công nghệ trong phát triển bền vững Thủy sản vùng ĐBSCL” tại Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ |
Các đại biểu tham dự bằng hình thức trực tuyến |
Thế giới đang bước vào thời đại phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0; thời đại của toàn cầu hóa, của hội nhập – hợp tác và phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững, bên cạnh những thách thức lớn như: an ninh - an toàn lương thực, tác động của biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên và môi trường, dịch bệnh… Vì vậy, đẩy mạnh hợp tác là xu hướng quan trọng để giải quyết các vấn đề cấp thiết này. Trước thách thức trên, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Quyết định Số 825/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng. Trong đó, Trường Đại học Cần Thơ là đại điện cho cơ sở đào tạo, khoa học và công nghệ của vùng. Tại Hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu lần thứ ba, ngày 13/3/2021 tại thành phố Cần Thơ sơ kết Nghị quyết 120, Nguyên Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu đề nghị “Giao cho Trường Đại học Cần Thơ tổ chức diễn đàn đối thoại khoa học phát triển bền vững ĐBSCL, tầm nhìn 2045”.
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ giới thiệu về SDMD 2045, Thị trường khoa học công nghệ ĐBSCL, Diễn đàn SDMD 2022 và Tọa đàm SDMD Quý 2 năm 2022 |
Diễn đàn SDMD 2045 do Trường Đại học Cần Thơ khởi xướng và chủ trì, đang được bắt đầu triển khai với nhiều hoạt động. Thứ nhất, diễn đàn quốc tế về Phát triển bền vững ĐBSCL sẽ được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần, và Diễn đàn SDMD 2022 là diễn đàn đầu tiên sẽ được tổ chức vào 30/10/2022 tại Trường Đại học Cần Thơ. Thứ hai, tọa đàm trực tuyến thường kỳ sẽ được tổ chức mỗi quý, vào tháng 3, 6, 9 và 12 hàng năm với các chủ đề khác nhau. Quý 1 năm 2022, Tọa đàm trực tuyến thường kỳ đã được tổ chức vào ngày 25/3/2022 với chủ đề “Khoa học và Công nghệ trong phát triển bền vững nông nghiệp vùng ĐBSCL” đã thu hút gần 300 đại biểu tham dự cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chủ đề tọa đàm Quý II năm nay tập trung vào “Khoa học và Công nghệ trong phát triển bền vững thủy sản vùng ĐBSCL” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và các đơn vị phối hợp đồng tổ chức gồm: JICA Việt Nam, CSIRO, GIZ, World Bank, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản 2, Tổng cục Thủy sản; Viện lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền nam, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tại đây, các đại biểu đã báo cáo và thảo luận về xu hướng phát triển Nuôi trồng Thủy sản Công nghệ cao và bền vững, những thành tựu mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Thủy sản. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã trao đổi về khả năng đáp ứng khoa học công nghệ của Trường Đại học Cần Thơ và các viện, trường; nhu cầu và đặt hàng hợp tác nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ Thủy sản của các địa phương, doanh nghiệp. Những tham luận và thảo luận sôi nổi tại tọa đàm đã kết nối, chia sẻ thông tin về hiện trạng, tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực thủy sản ở vùng ĐBSCL, làm cơ sở lý luận và thực tiễn hỗ trợ xây dựng các chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển bền vững vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2045.
PGS.TS. Phạm Thanh Liêm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, trình bày tham luận “Xu hướng phát triển Nuôi trồng Thủy sản Công nghệ cao và bền vững” |
GS.TS. Vũ Ngọc Út, Phó Trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, trình bày tham luận với chủ đề “Thành tựu mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Thủy sản của Trường Đại học Cần Thơ” |
TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh chia sẻ Thành tựu mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Thủy sản của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2” |
TS. Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, chia sẻ nhu cầu và đề xuất hợp tác khoa học công nghệ cho ngành cá tra |
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, thông tin về nhu cầu và đề xuất hợp tác khoa học công nghệ cho ngành nuôi biển |
GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường, điều hành phần thảo luận |
Các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
CÁC THAM LUẬN TẠI TỌA ĐÀM SDMD THÁNG 6 NĂM 2022
TT | Tên tham luận | Diễn giả |
1 |
Xu hướng phát triển Nuôi trồng thủy sản Công nghệ cao và Bền vững |
PGS. TS. Phạm Thanh Liêm, Trường ĐH Cần Thơ |
2 | TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Viện NC Nuôi trồng Thủy sản II | |
3 | Thành tựu mới trong KHCN thủy sản Trường Đại học Cần Thơ | GS.TS. Vũ Ngọc Út, Trường ĐH Cần Thơ |
4 | TS. Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ | |
5 | KHCN trong phát triển bền vững thủy sản vùng DBSCL | ThS. Long Văn Nghĩa, Công ty Long Mạnh |
6 | Định hướng KHCN trong phát triển công nghiệp nuôi biển | PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam |
(Ban Biên tập)