Page 339 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 339

văn hóa và xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài
          ra, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận cũng được các
          khoa trực thuộc Trường ưu tiên triển khai với gần 200 chương trình đào tạo
          được tổ chức giảng dạy thường xuyên tại Trường và các địa phương.
               Song song với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực góp phần
          nâng cao dân trí của vùng ĐBSCL, Trường ĐHCT có nhiệm vụ thực hiện
          chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Trường;
          chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất
          nông nghiệp, công nghệ, kinh tế, văn hóa và xã hội cho vùng ĐBSCL. Ngoài
          ra, Trường có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ hợp tác rộng rãi với các
          trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước.
          Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, khai thác tối đa nguồn lực để
          nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ viên chức quản lý,
          giảng viên, người lao động của Trường; phát triển cơ sở vật chất, trang thiết
          bị thí nghiệm được bổ sung và hiện đại hóa, đã đáp ứng có hiệu quả yêu cầu
          nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng các ngành đào tạo.

               12.5  CÁC  ĐỊNH  HƯỚNG  VÀ  GIẢI  PHÁP  ĐÀO  TẠO  NHÂN
          LỰC VÙNG TRONG THỜI KỲ MỚI CỦA TRƯỜNG ĐHCT

               12.5.1  Khái quát
               Nguồn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia
          nào và việc đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong quá trình phát
          triển kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực
          hiện được khi việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia đó được quan tâm
          và chú trọng. Trong giai đoạn hiện nay, CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên toàn
          thế giới đã và đang đem lại những cơ hội lớn cho những nước đang phát triển,
          trong đó có Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức do lực lượng lao
          động hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Do vậy,
          nghiên cứu tập trung vào việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Việt
          Nam, tác động của cuộc CMCN 4.0 đến việc phát triển nguồn nhân lực tại Việt
          Nam, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc
          xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia của họ. Từ đó, nghiên
          cứu đề xuất một số nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân
          lực quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ mới (Hương và ctv., 2021).

               Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII có hai định hướng về đào tạo và
          phát triển nguồn lực như sau:



                                                                                325
   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344