Page 340 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 340

Định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ:
          Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
          nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy
          nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng
          công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một
          số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng
          trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với
          khu vực và thế giới.
               Định hướng phát triển con người và xây dựng nền văn hóa: Phát triển
          con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
          sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát
          triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn
          hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất
          để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng
          phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con
          người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất
          của đất nước.
               Các nhà khoa học khi nghiên cứu và quan sát về kinh nghiệm của một
          số quốc gia có những thành công vượt bậc trong công cuộc đổi mới kinh tế ở
          châu Âu, châu Mỹ, và châu Á đã nhấn mạnh “chúng ta càng thấy rõ sức mạnh
          của nguồn nhân lực chất lượng cao và tính cấp thiết cần phải xây dựng chiến
          lược phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia, nhất là khi nước ta đang cần có
          những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế trong giai đoạn toàn cầu hóa
          hiện nay. Chúng ta cần xác định rõ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
          lực quốc gia chính là hướng đến xây dựng được một lực lượng lao động có
          trình độ cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh
          cuộc CMCN 4.0” (Hương và ctv., 2021).
               Hiện nay, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng
          xã hội chủ nghĩa, điều này có nghĩa là chúng ta đang theo mô hình kết hợp
          vai trò của thị trường và Nhà nước. Kết hợp với việc phân tích thực trạng
          nguồn nhân lực và những tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến việc phát triển
          nguồn nhân lực của Việt Nam, một số nội dung quan trọng trong chiến lược
          phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Việt Nam được đề xuất như sau:

               Cần tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đảm bảo các chính
          sách phát triển giáo dục phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong
          từng giai đoạn tương ứng. Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục đào tạo
          qua nhiều hình thức như đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chương trình
          và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ giáo


          326
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345