Page 336 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 336
Theo các nội dung hợp tác, Trường đã cùng với địa phương thực hiện
các nội dung về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trong những năm qua, Trường đã tiến hành thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ với các địa phương với tổng kinh phí
nhiều tỷ đồng. Các đề tài này đã góp phần hỗ trợ các công tác về phát triển
kinh tế, xã hội tại đây khi đã khắc phục những khó khăn hiện hữu cũng như
phát triển tiềm năng sẵn có của vùng.
12.4.2 Ngoài nước
Bên cạnh các hoạt động đào tạo, hoạt động hợp tác quốc tế của Trường
tiếp tục được phát huy và đi vào chiều sâu. Trường đón tiếp khoảng 365 đoàn
ngoại giao với hơn 1.500 lượt khách quốc tế, trong đó có 190 sinh viên quốc
tế. Đặc biệt, Trường hân hạnh đón tiếp nhiều đoàn ngoại giao quan trọng,
nhiều chính khách là đại sứ, tổng lãnh sự các nước như Đại sứ Nhật Bản,
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ Israel, Đại sứ Hàn
Quốc, Tổng Lãnh sự Ấn Độ, Tổng Lãnh sự Đức tại thành phố Hồ Chí Minh,
Tổng Lãnh sự Úc, Tổng Lãnh sự Indonesia, Công sứ Hàn Quốc và nhiều đoàn
ngoại giao khác. Trường đã cử hơn 340 lượt cán bộ và sinh viên tham dự các
hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học và trao đổi cán bộ và sinh viên.
Thông qua hoạt động ngoại giao quốc tế, Trường ĐHCT đã nâng cao
uy tín và trở thành đối tác quan trọng và tin cậy của nhiều trường, viện và cơ
quan quốc tế. Trong giai đoạn 2017 đến 2022, Trường đã tiếp tục ký ghi nhớ
hợp tác (MOU) và triển khai hoạt động với hơn 20 trường đại học, tổ chức
quốc tế của nhiều nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,
Đài Loan, Hoa Kỳ,… trong đó đặc biệt Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác
có tiềm năng trong tương lai. Hiện nay, Trường đã có hơn 125 đối tác ở 22
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới và trở thành
một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về hợp tác quốc tế
(Trường ĐHCT, 2021).
Với vai trò đầu mối liên kết trong đề án Mekong 1000, Trường ĐHCT
đã khẳng định vai trò đầu tàu trong giáo dục tại vùng ĐBSCL. Tính đến hết
tháng 4 năm 2015, với tổng số 552 lượt ứng viên đã được gửi đi đào tạo (đạt
54,38%) tổng số kinh phí đã sử dụng tương đương 19.055.522 USD (chiếm
38,62%). Trong đó, 16.454.211 USD chi cho đào tạo 481 thạc sĩ và 2.601.311
USD chi cho đào tạo 44 tiến sĩ (trừ số lượng 27 ứng viên tiến sĩ và thạc sĩ đi
học bằng các nguồn học bổng khác). Như vậy, có thể thấy tổng chi phí đào
tạo trung bình cho mỗi thạc sĩ là 34.208 USD, mỗi tiến sĩ là 59.121 USD.
322