Page 341 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 341
viên, đặc biệt, cần chú trọng vào phát triển giáo dục đại học trong tình hình
mới vì đây là bộ phận đóng vai trò trực tiếp trong việc cải thiện số lượng và
nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, cụ thể:
- Khuyến khích tự chủ đại học và thu hút các thành phần kinh tế tư
nhân đầu tư vào phát triển giáo dục đại học.
- Đầu tư xây dựng các trường đại học trọng điểm, thực hiện tốt việc
giáo dục đại học đại chúng, mở rộng cơ hội nhập học cho sinh viên
đồng thời với việc đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn đầu ra.
- Đẩy mạnh các chương trình giao lưu hoặc chuyển đổi sinh viên với
các trường đại học trên thế giới, khuyến khích các trường quốc tế
vào xây dựng chi nhánh tại Việt Nam hoặc kết hợp đào tạo nguồn
nhân lực tại chỗ.
- Xây dựng cầu nối vững chắc, tăng cường sự hợp tác giữa doanh
nghiệp và đại học, thúc đẩy việc nghiên cứu theo đơn đặt hàng của
doanh nghiệp.
- Trong tình trạng dịch bệnh Covid-19 toàn cầu hiện nay, Việt Nam
cần chú trọng các phương thức hoạt động trực tuyến, triển khai trên
diện rộng việc vận dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy,
nghiên cứu và học tập. (Hương và ctv., 2021).
Các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về phát triển bền vững
ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển
nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy “con người” làm trung
tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi; quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên
toàn lưu vực đảm bảo việc duy trì nguồn sống cho môi trường và người dân;
chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng
với biến đổi khí hậu. Trong đó chú trọng phát huy có hiệu quả các nguồn lực
về con người, khỏa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đô thị, phát triển công
nghiệp và chuyển đổi số.
Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ và công
nghệ thông tin, với khối lượng kiến thức đồ sộ đã đòi hỏi việc trang bị cách
thức tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan trọng hơn kiến thức của
chương trình đào tạo. Các nghiên cứu đã cho thấy 9 nhóm ngành nghề được
dự báo cần nhiều nhân lực trong thời gian tới sẽ là (Tuấn, 2020):
1. Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phần mềm - An
toàn thông tin và Truyền thông đa phương tiện;
327